| Hotline: 0983.970.780

Sẵn sàng nguồn cung thực phẩm Tết: [Bài 4] Hải Phòng chăn nuôi cơ bản ổn định dù tái đàn chậm

Chủ Nhật 27/10/2024 , 18:42 (GMT+7)

Gần hai tháng sau bão số 3, chăn nuôi tại Hải Phòng đã cơ bản ổn định trở lại, tuy nhiên tốc độ tái đàn vẫn còn chậm do người dân thiếu vốn.

Dù chuồng trại đã khắc phục xong và vấn đề vệ sinh, phòng dịch bệnh đã đảm bảo nhưng nhiều hộ dân tại Hải Phòng vẫn còn chần chừ trong việc tái đàn. Ảnh: Đinh Mười.

Dù chuồng trại đã khắc phục xong và vấn đề vệ sinh, phòng dịch bệnh đã đảm bảo nhưng nhiều hộ dân tại Hải Phòng vẫn còn chần chừ trong việc tái đàn. Ảnh: Đinh Mười.

Gần hai tháng sau khi bão số 3, công tác tái đàn gia súc, gia cầm tại Hải Phòng đã được triển khai, song tiến độ vẫn chưa đạt được như mong đợi. Tính đến cuối tháng 10/2024, chăn nuôi trên địa bàn cơ bản đã ổn định trở lại, các hộ dân bị thiệt hại đã từng bước khắc phục hậu quả, một số hộ đã bắt đầu tái đàn để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán 2025. Tuy nhiên, do ảnh hưởng nặng nề của cơn bão, đàn gia súc, gia cầm giảm sút đáng kể. 

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hải Phòng cho biết, ngay sau khi bão xảy ra, đơn vị đã tham mưu kịp thời cho Sở NN-PTNT để hướng dẫn người dân các biện pháp khắc phục thiệt hại và tái đàn an toàn, hiệu quả.

Hiện tại, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đang phối hợp với các địa phương, các đơn vị trực thuộc Bộ NN-PTNT để tiếp nhận các nguồn giống, thức ăn, hóa chất từ Nhà nước, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hỗ trợ. Đồng thời, đơn vị cũng phối hợp với các địa phương để rà soát các hộ chăn nuôi bị thiệt hại nhằm hỗ trợ theo Nghị định số 02 của Chính phủ.

Nhiều hộ dân đã vào lứa gà phục vụ dịp Tết ngay sau cơn bão số 3. Ảnh: Đinh Mười.

Nhiều hộ dân đã vào lứa gà phục vụ dịp Tết ngay sau cơn bão số 3. Ảnh: Đinh Mười.

“Về cơ bản, đến nay chăn nuôi đã bắt đầu ổn định trở lại. Nếu không có gì bất thường, công tác chăn nuôi phục vụ dịp Tết vẫn đảm bảo theo kế hoạch. Khó khăn lớn nhất với người chăn nuôi hiện nay là nguồn vốn để tái thiết lại chăn nuôi. Tuy nhiên, các vấn đề khác như dịch bệnh, con giống, thức ăn,... hoàn toàn có thể khắc phục được”, ông Hùng khẳng định.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng cũng nhấn mạnh sau mưa lũ, việc bảo vệ đàn gia súc, gia cầm là nhiệm vụ cấp bách để ngăn chặn dịch bệnh, bảo đảm an toàn cho người dân và sức khỏe cộng đồng. Do vậy, đơn vị cùng các cấp các ngành đã và đang triển khai các biện pháp quản lý, chăm sóc đàn vật nuôi một cách quyết liệt và hiệu quả.

Sau lũ lụt, nguy cơ dịch bệnh gia tăng, do vậy việc quản lý, chăm sóc đàn vật nuôi cần được chú trọng, tuyệt đối không chăn thả vật nuôi ở những khu vực bị ô nhiễm. Người dân cần theo dõi, giám sát chặt chẽ đàn vật nuôi, trường hợp vật nuôi mắc bệnh, nghi mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, cần báo cáo ngay chính quyền địa phương, Trạm Chăn nuôi và Thú y để có các biện pháp xử lý kịp thời.

Để chuẩn bị cho tái đàn, khôi phục sản xuất, người chăn nuôi cần lựa chọn con giống có nguồn gốc rõ ràng, được cung cấp bởi những cơ sở cung ứng có uy tín, có giấy chứng nhận kiểm dịch và tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định. “Quan trọng nhất là không tái đàn khi chưa đảm bảo về môi trường và an toàn dịch bệnh”.

Gà giống từ các đơn vị có uy tín được người dân lựa chọn để tái đàn. Ảnh: Đinh Mười.

Gà giống từ các đơn vị có uy tín được người dân lựa chọn để tái đàn. Ảnh: Đinh Mười.

Bên cạnh đó, Chi cục Chăn nuôi và Thú y cũng đã hướng dẫn chủ vật nuôi báo ngay cho chính quyền địa phương, Trạm Chăn nuôi và Thú y khi phát hiện dấu hiệu bất thường và không giết mổ, mua bán động vật ốm, chết, không vứt xác động vật chết ra ngoài môi trường.

Để phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ đàn gia súc, việc triển khai tiêm phòng định kỳ đến tận các hộ chăn nuôi, đặc biệt chú trọng tại những khu vực có nguy cơ cao, vùng lũ lụt được triển khai kịp thời. Song song với đó là giám sát chặt chẽ để phát hiện sớm, xử lý kịp thời trường hợp gia súc, gia cầm mắc bệnh, nghi mắc bệnh nguy hiểm.

“Các trạm Chăn nuôi và Thú y được chúng tôi yêu cầu bám cơ sở, phối hợp cùng chính quyền địa phương và người dân tổ chức kiểm tra, thu gom xác gia súc, gia cầm chết và tiêu hủy theo quy định. Cùng với đó là tiến hành tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại, môi trường xung quanh để tiêu diệt mầm bệnh và hướng dẫn người dân chôn lấp, tiêu hủy gia súc, gia cầm bị chết do mưa lũ theo đúng quy định để tiêu diệt mầm bệnh, hạn chế lây lan”, ông Hùng cho biết thêm.

Tính đến cuối tháng 10/2024, Hải Phòng hiện có khoảng 4.200 con trâu, giảm nhẹ 1,98% so với cùng kỳ. Đàn bò cũng ghi nhận mức giảm 2,8%, với tổng số lượng ước đạt 7.000 con. Đàn lợn toàn thành phố ước tính đạt 145.900 con, giảm nhẹ 0,8% so với cùng kỳ. Đàn gia cầm toàn thành phố hiện có khoảng 7,9 triệu con, giảm 7,74% so với cùng kỳ, trong đó đàn gà ước đạt 6,6 triệu con, giảm 6,97% so với cùng kỳ.

Xem thêm
Phòng chống dịch tả lợn Châu Phi từ cơ sở giết mổ

GIA LAI Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp, ngành chức năng Gia Lai tăng cường phòng chống, đặc biệt là từ cơ sở giết mổ động vật tập trung.

Tìm biện pháp phòng trừ tuyến trùng gây hại cho lúa ở ĐBSCL

An Giang Tuyến trùng sống trong đất và ký sinh vào rễ lúa, gây bướu rễ, thối nâu rễ, làm cây lúa kém phát triển, đẻ nhánh ít, gây hiện tượng lép trắng, giảm năng suất.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Trí thức trẻ Việt góp sức cùng đất nước bước vào kỷ nguyên chuyển đổi số

HÀ NỘI Sáng 19/7, Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ VI, năm 2025 chính thức khai mạc tại Đại học VinUni.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Đánh thức tiềm năng du lịch sinh thái rừng đặc dụng

Thái Nguyên Vườn quốc gia Ba Bể, Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ và Khu bảo tồn loài – sinh cảnh Nam Xuân Lạc là những viên ngọc giữa đại ngàn đang dần được đánh thức.

Bình luận mới nhất