| Hotline: 0983.970.780

Phát triển dự án điện gió ngoài khơi trị giá 10 tỷ USD

Thứ Tư 22/07/2020 , 15:02 (GMT+7)

Sáng 22/7, Biên bản ghi nhớ (MOU) phát triển dự án điện gió ngoài khơi La Gàn, tỉnh Bình Thuận trị giá tới 10 tỷ USD chính thức được ký kết tại Hà Nội.

Lễ ký biên bản ghi nhớ (MOU) phát triển dự án điện gió ngoài khơi La Gàn, tỉnh Bình Thuận trị giá tới 10 tỷ USD dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương. Ảnh: Kim Quy.

Lễ ký biên bản ghi nhớ (MOU) phát triển dự án điện gió ngoài khơi La Gàn, tỉnh Bình Thuận trị giá tới 10 tỷ USD dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương. Ảnh: Kim Quy.

Lễ ký kết giữa Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) thay mặt Quỹ Thị trường Mới I, cùng với Asiapetro và Novasia Energy với UBND tỉnh Bình Thuận đã diễn ra tại Diễn đàn cấp cao về Năng lượng Việt Nam năm 2020 dưới sự chứng kiến ​​của nhiều lãnh đạo cấp cao thuộc Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, địa phương và khối cộng đồng doanh nghiệp.

Với công suất tiềm năng lên đến 3,5 GW, dự án điện gió ngoài khơi La Gàn là một trong những dự án điện gió ngoài khơi quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam. Dự án có thể nâng cao vị thế của Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng tái tạo trong khu vực cũng như trên thế giới.

Ông Kim Højlund Christensen, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam chia sẻ, Việt Nam có đến 160 GW tiềm năng điện gió ngoài khơi có thể khai thác. Điều này đã đưa Việt Nam lên vị trí hàng đầu trong danh sách các thị trường điện gió ngoài khơi tiềm năng. Việt Nam sẽ cần học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm từ các nước khác để có thể gặt hái được những lợi ích mà điện gió ngoài khơi mang lại.

Việc ký kết Biên bản Ghi nhớ phát triển dự án điện gió ngoài khơi La Gàn giữa CIP, Asiapetro, Novasia Energy và tỉnh Bình Thuận là một cột mốc hết sức quan trọng và sẽ không thể tiến hành nếu không có sự hỗ trợ quý báu và hợp tác chặt chẽ từ chính quyền địa phương và các đối tác.

Với chi phí vốn ước tính lên tới 10 tỷ USD, dự án được hy vọng ​​sẽ tạo ra nguồn thu nhập và việc làm đáng kể cho cả tỉnh Bình Thuận và Việt Nam. Sự hợp tác thành công giữa CIP, Asiapetro, Novasia Energy và Bình Thuận trong dự án này cũng có thể sẽ là tiền đề để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài khác vào các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.

Chương trình Hợp tác Đối tác năng lượng Việt Nam - Đan Mạch giai đoạn 1, bắt đầu từ năm 2013, chương trình tập trung hỗ trợ Việt Nam quản lý năng lượng hiệu quả. Giai đoạn thứ hai của chương trình (2017 - 2020) tập trung vào việc nâng cao năng lực của các cơ quan Việt Nam về quy hoạch ngành năng lượng dài hạn, vận hành có hệ thống điện với tỷ lệ tích hợp năng lượng tái tạo cao, chuyển hóa carbon thấp và tiết kiệm năng lượng trong ngành công nghiệp Việt Nam.

Xem thêm
Thu nhập tiền tỷ từ nuôi dúi, don, chồn theo chuỗi khép kín

Nhiều hộ dân miền Tây chọn nuôi dúi, don, chồn... theo mô hình liên kết bao tiêu, vừa giúp tăng thu nhập, vừa mở ra hướng phát triển bền vững cho nông nghiệp đặc sản.

Dịch tả heo Châu Phi tái bùng phát tại Gia Lai

GIA LAI Qua nhiều năm dịch tả heo Châu Phi được khống chế nhờ giải pháp phòng chống dịch của ngành chức năng, nay dịch bệnh này tái xuất hiện tại phường An Nhơn Đông.

Châu chấu tre tràn xuống ruộng vườn, phá trụi hoa màu

HÀ TĨNH Châu chấu tre đang xuất hiện với mật độ cao, gây hại nặng trên một số cây trồng ở Hà Tĩnh.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nâng tầm nông sản từ những mô hình trang trại bền vững

Hưng Yên đẩy mạnh mời gọi các nhà đầu tư phát triển trang trại theo hướng hữu cơ, liên kết sản xuất - tiêu thụ, tạo nền tảng vững chắc để nâng tầm giá trị nông sản.

Bình luận mới nhất