| Hotline: 0983.970.780

Ông Trần Hải Sơn được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Sầu riêng tỉnh Đồng Nai

Chủ Nhật 09/03/2025 , 11:17 (GMT+7)

Đồng Nai Hiệp hội Sầu riêng tỉnh Đồng Nai vừa tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030 và bầu ông Trần Hải Sơn làm Chủ tịch Hiệp hội.

Theo Hiệp hội Sầu riêng tỉnh Đồng Nai (Dongnai Durian Association), hiện tổng số hội viên của Hiệp hội là 77 người, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến, tiêu thụ và phát triển ngành hàng sầu riêng. Trong đó, Ban Chấp hành Hiệp hội gồm 17 thành viên, Ban Thường vụ gồm 7 thành viên, do ông Trần Hải Sơn, Phó trưởng phòng Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và môi trường) làm Chủ tịch Hiệp hội.

Ông Trần Hải Sơn, Phó trưởng phòng Phát triển nông thôn -Sở Nông nghiệp và môi trường (thứ 5 hàng đầu từ phải sang) vừa được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Sầu riêng tỉnh Đồng Nai. Ảnh: Hoàng Phúc.

Ông Trần Hải Sơn, Phó trưởng phòng Phát triển nông thôn -Sở Nông nghiệp và môi trường (thứ 5 hàng đầu từ phải sang) vừa được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Sầu riêng tỉnh Đồng Nai. Ảnh: Hoàng Phúc.

Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện có 10 cơ sở đóng gói và 41 vùng trồng sầu riêng với diện tích hơn 2.000 ha, cho sản lượng khoảng 50.000 tấn được cấp mã số xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Ngoài ra, đến nay toàn tỉnh Đồng Nai đã hoàn thiện 38 hồ sơ vùng trồng với diện tích gần 1.200 ha và 5 cơ sở đóng gói sầu riêng gửi Cục BVTV đề nghị Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt mã số. Đây chính là cơ sở, tiền đề đảm bảo việc xuất khẩu sầu riêng chính ngạch ổn định và bền vững, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, mang lại nhiều lợi ích cho người nông dân.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Hoàng đánh giá việc thành lập Hiệp hội Sầu riêng tỉnh Đồng Nai rất quan trọng với ngành sầu riêng của địa phương. Sầu riêng là một trong những loại cây trồng chủ lực của tỉnh Đồng Nai, với diện tích hơn 12.600 ha, sản xuất theo quy chuẩn đáp ứng các thị trường tiêu thụ, nhất là thị trường xuất khẩu.

Đồng Nai hiện có 10 cơ sở đóng gói và 41 vùng trồng sầu riêng với diện tích hơn 2.000 ha, cho sản lượng khoảng 50.000 tấn được cấp mã số xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Ảnh: Hoàng Phúc.

Đồng Nai hiện có 10 cơ sở đóng gói và 41 vùng trồng sầu riêng với diện tích hơn 2.000 ha, cho sản lượng khoảng 50.000 tấn được cấp mã số xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Ảnh: Hoàng Phúc.

Tuy nhiên, ngành sầu riêng của tỉnh Đồng Nai hiện vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức cần có giải pháp cụ thể để khắc phục nhằm giúp sản phẩm sầu riêng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật, để trái sầu riêng vươn xa trên thị trường quốc tế.

Trong đó, Hiệp hội Sầu riêng tỉnh Đồng Nai cần triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, mục tiêu trong nhiệm kỳ mới; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tích cực thu hút hội viên tham gia. Đồng thời, Hiệp hội cũng cần phát huy vai trò trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, tiếp cận thị trường để đề xuất với lãnh đạo tỉnh về chủ trương, chính sách hỗ trợ giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình phát triển chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Xem thêm
Khởi công trang trại heo 300 tỷ đồng

GIA LAI Dự án sau khi đi vào hoạt động sẽ là mô hình hiện đại, thân thiện với môi trường, góp phần vào phát triển kinh tế và an sinh xã hội tại địa phương.

Bài toán nhân lực ngành thú y: [Bài 3] Đào tạo đi sâu vào 'chất'

Đào tạo nhân lực ngành thú y cần tập trung vào chất chứ không chỉ đi vào lượng. Thú y cũng cần được đào tạo chuyên khoa sâu như y khoa phục vụ con người.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

Trà Vinh: Nhiều hợp tác xã cơ giới hóa 100% trong sản xuất lúa

Tại Trà Vinh, nhiều hợp tác xã đã cơ giới hóa 100% trong sản xuất lúa, góp phần giảm mạnh chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản: [Bài 2] Mỗi hộ dân là một tuyên truyền viên

KHÁNH HÒA Chủ tịch Hội nông dân phường Cam Thuận cho rằng, mỗi hộ dân tham gia tập huấn là một tuyên truyền viên giúp lan tỏa nhận thức bảo vệ môi trường vùng nuôi rộng hơn.

Chặt phá rừng tự nhiên tại Bắc Kạn đã giảm

Tại tỉnh Bắc Kạn, tình trạng chặt phá rừng tự nhiên quy mô nhỏ vẫn diễn ra, tuy nhiên mức độ, số lượng vụ vi phạm đã giảm đáng kể so với những năm trước.