| Hotline: 0983.970.780

Nuôi hươu lấy nhung lãi khá

Thứ Sáu 10/01/2020 , 08:26 (GMT+7)

Ông Nguyễn Hữu Oánh, hội viên nông dân khu 9 xã Văn Bán huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) đã làm giàu từ mô hình nuôi hươu lấy nhung.

Đây là nghề rất phù hợp với lao động lớn tuổi ở nông thôn.

15-51-22_chm_soc_dn_huou
Ông Oánh chăm sóc đàn hươu.

Sau khi đi tham quan, học hỏi nhiều mô hình trang trại, nhận thấy mô hình nuôi hươu phù hợp với hoàn cảnh gia đình, ông Oánh quyết định mua 7 con hươu giống về nuôi. Qua 10 năm gắn bó với đàn hươu, ông đã có của ăn của để, đồng thời tích lũy được nhiều kinh nghiệm nuôi loài động vật hoang dã này.

Theo ông Oánh, nuôi hươu rất nhàn, bình thường hươu chỉ ăn các loại củ, quả, lá cây như cỏ, lá sắn, lá xoan, bạch đàn, keo… Nếu trong chuồng có hơn chục con hươu thì mỗi ngày chỉ cần 2 - 3 giờ đi kiếm cỏ, lá về cho hươu ăn. Chúng cũng không ăn nhiều, mỗi con chỉ ăn 3 - 4kg cỏ, lá một ngày đêm.

Ông tận dụng vườn đất nhà trồng thêm cỏ voi, cây xoan… nên không mất nhiều công đi kiếm thức ăn cho hươu. Trừ những lúc hươu mọc nhung, thời gian còn lại chủ nuôi không phải mất chi phí thức ăn. Đến lúc hươu bắt đầu mọc nhung thì cần chế độ chăm sóc đặc biệt hơn để nhung đạt trọng lượng, chất lượng cao hơn.

Ngoài ra, hươu cái 2 tuổi thì bắt đầu sinh sản, mỗi năm, hươu cái đẻ một lần, còn hươu đực 2 năm tuổi bắt đầu cho nhung. Lộc nhung hươu bắt đầu mọc vào mùa xuân, từ khi nhung mọc đến khi cắt được khoảng 45 ngày, mỗi năm cho nhung 1 lần, đặc biệt có năm hươu cho 2 đợt nhung. Hiện ông bán nhung hươu với giá 18 - 25 triệu đồng/kg.

Theo đánh giá của ông, nuôi hươu phải đầu tư vốn lớn nhưng sản phẩm dễ bán, thị trường ổn định, giá cao. Lượng nhung hươu của gia đình ông không đủ đáp ứng các nơi đặt hàng, không chỉ bán cho thương lái, ông còn bán cho người dân từ nhiều nơi đến mua về làm thuốc… Mỗi năm trừ chi phí gia đình ông thu lợi nhuận trên 200 triệu đồng.

Không chỉ làm giàu cho mình, ông tích cực giúp đỡ các hội viên nông dân khác về kỹ thuật chăn nuôi cũng như vốn. Đồng thời tích cực tham gia các hoạt động tại địa phương.

Xem thêm
Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.