Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Chủ Nhật, 11/5/2025 8:44 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Nuôi gà thịt an toàn sinh học liên kết tiêu thụ lãi 15-20%

Thứ Tư 19/03/2025 , 05:49 (GMT+7)

AN GIANG Mô hình liên kết tiêu thụ gà thịt an toàn sinh học tại An Giang đang mở ra hướng đi bền vững, giúp nông dân ổn định đầu ra, nâng cao thu nhập.

HTX Nông nghiệp và Du lịch Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên (An Giang) đã tiên phong trong việc triển khai mô hình liên kết tiêu thụ gà thịt an toàn sinh học, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.      

HTX Nông nghiệp và Du lịch Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên (An Giang) tiên phong trong việc triển khai mô hình liên kết tiêu thụ gà thịt an toàn sinh học. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

HTX Nông nghiệp và Du lịch Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên (An Giang) tiên phong trong việc triển khai mô hình liên kết tiêu thụ gà thịt an toàn sinh học. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Phạm Trung Em, Giám đốc HTX Nông nghiệp và Du lịch Mỹ Hòa Hưng cho biết: Nhiều năm qua HTX Nông nghiệp và Du lịch Mỹ Hòa Hưng đã mạnh dạn mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang thu mua và tiêu thụ gà theo hướng an toàn sinh học. Sự góp mặt của tổ khuyến nông cộng đồng đóng vai trò cầu nối quan trọng giữa HTX và người chăn nuôi.

HTX thu mua gà thịt trọng lượng từ 1,1 - 1,6 kg/con, duy trì mức tiêu thụ ổn định từ 40 - 70 con/ngày để cung cấp cho thị trường, tương đương 1.200 - 2.000 con mỗi tháng. Trong đợt thu mua gần đây nhất, HTX đã tiêu thụ gần 500 con gà thương phẩm từ mô hình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học của Trạm Khuyến nông TP. Long Xuyên.

Trong năm 2025, HTX áp dụng cơ chế giá sàn và ký kết hợp đồng thu mua dài hạn với người chăn nuôi. Giá được điều chỉnh theo thị trường nhưng luôn đảm bảo người chăn nuôi có lãi tối thiểu 15-20%. Ngoài ra, HTX còn liên kết với các ngân hàng để tạo điều kiện cho thành viên tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi.

Hiện nay, HTX đang từng bước xây dựng thương hiệu gà an toàn sinh học với các tiêu chí như không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, quy trình chăn nuôi khép kín, kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ông Nguyễn Văn Đào, một hộ tham gia mô hình liên kết nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học ở xã Mỹ Hòa Hưng, cho biết: "Những năm gần đây, tôi nhận thấy phương pháp nuôi gà thịt an toàn sinh học mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với cách nuôi truyền thống vì ít dịch bệnh và gà khỏe nên lớn nhanh".

Theo ông Đào, trước đây, gia đình có nuôi gà theo phương pháp thông thường dễ gặp rủi ro về dịch bệnh, chi phí thuốc men cao, năng suất thấp, thậm chí cách đây 2 năm đàn gà nuôi lên đến 200 con, gần ngày xuất bán cho thương lái thì bị dịch bệnh cúm gia cầm đành phải thiêu hủy hết cả đàn. Năm đó gia đình thua lỗ gần 300 triệu đồng.

Từ khi áp dụng quy trình an toàn sinh học cho đàn gà, cộng thêm kiến thức sẵn có của ông Đào, từ đó đã kiểm soát tốt môi trường chăn nuôi, giảm thiểu dịch bệnh, giúp gà phát triển khỏe mạnh và tỷ lệ hao hụt giảm đáng kể.

Đặc biệt, ông Đào còn tập trung vào việc sử dụng nguồn thức ăn sạch, đảm bảo vệ sinh chuồng trại thoáng mát và tiêm phòng đầy đủ vacxin, nhờ đó gà đạt chất lượng tốt, thịt săn chắc và được thương lái ưa chuộng.

Hiện tại, giá gà thịt an toàn sinh học luôn cao hơn gà nuôi theo cách thông thường từ 10-15%, giúp gia đình ông Đào có nguồn thu nhập ổn định. Nhờ liên kết với các HTX trên địa bàn và doanh nghiệp thu mua, đầu ra cho sản phẩm được đảm bảo ổn định.

Nuôi gà thịt an toàn sinh học có liên kết với doanh nghiệp giúp người nuôi giảm dịch bệnh và có lãi từ 15-20%. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nuôi gà thịt an toàn sinh học có liên kết với doanh nghiệp giúp người nuôi giảm dịch bệnh và có lãi từ 15-20%. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

“Tôi mong rằng chính quyền địa phương sẽ tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật và tạo điều kiện thuận lợi để nhiều hộ dân khác cũng có thể phát triển mô hình nuôi gà thịt an toàn sinh học, góp phần nâng cao thu nhập và phát triển kinh tế nông thôn bền vững trong thời gian tới”, ông Đào nói.

Ông Dương Anh Dũng, Chủ tịch UBND xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên cho biết: Mô hình nuôi gà thịt hay gà đẻ trứng theo hướng an toàn sinh học đang được người dân trên địa bàn áp dụng phát triển tăng đàn ở tại địa phương. Đặc biệt, việc chuyển đổi số, ứng dụng các công nghệ vào chăn nuôi là điều đáng mừng. Có thể nói, đây là mô hình mới phù hợp với nhu cầu phát triển của địa phương hiện nay.

Việc áp dụng mô hình liên kết tiêu thụ gà an toàn sinh học đã mang lại nhiều lợi ích cho người chăn nuôi. Các hộ tham gia được ngành nông nghiệp tỉnh hỗ trợ vacxin và hướng dẫn kỹ thuật trong chăn nuôi.

Ngoài ra, các hộ nuôi còn được tham dự các khóa tập huấn về quy trình kỹ thuật nuôi, xây dựng chuồng trại phòng trị bệnh, xử lý chất thải trong chăn nuôi, sử dụng kháng sinh có trách nhiệm và ghi chép sổ sách nhật ký để giúp đàn gà giảm dịch bệnh mà cho hiệu quả cao nhất về mặt lợi nhuận.

Theo Chi Cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản An Giang, hiện trên địa bàn An Giang có 9 xã thuộc 5 huyện, thị xã, thành phố gồm: thị xã Tịnh Biên, huyện Thoại Sơn, Châu Phú, Tri Tôn và TP. Châu Đốc tham gia nuôi gia công heo thịt, gà thịt và vịt thịt cho Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam đang mang lại hiệu quả cao cho người nuôi.

Đây là những mô hình liên kết chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, trong đó, nuôi heo thịt 10.100 con/3 trại, gà thịt 255.000 con/5 trại, vịt thịt 109.000 con/3 trại.

Xem thêm
Người đàn ông tử vong sau hai lần bị chó cắn

BÀ RỊA - VŨNG TÀU Một người đàn ông 48 tuổi ở thành phố Phú Mỹ tử vong với các dấu hiệu nghi mắc bệnh dại, sau hai lần bị chó cắn nhưng không tiêm phòng.

Dưa hấu được mùa, giá giảm nhưng nông dân vẫn lãi khá

ĐÀ NẴNG Nông dân Hòa Vang (Đà Nẵng) đang vào mùa thu hoạch dưa hấu chính vụ. Nhờ được mùa, năng suất cao nên dù giá giảm bà con vẫn lãi khá.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sụt lún ngày càng lan rộng, cần sớm xác định nguyên nhân

Bắc Kạn Từ hố sụt lún đầu tiên vào tháng 3, đến nay đã xuất hiện 7 hố sụt lún ở thôn Hiệp Lực, xã Kim Lư, huyện Na Rì (Bắc Kạn) khiến người dân lo lắng.

Nghị quyết 57 như 'hồi trống lệnh' hiệu triệu nhà khoa học

Đông đảo nhà khoa học, doanh nghiệp, tổ chức khoa học công nghệ đặt nhiều kỳ vọng từ hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết 57 của ngành nông nghiệp và môi trường.

9 kiến nghị phát triển khoa học công nghệ ngành chăn nuôi, thủy sản

9 kiến nghị tâm huyết được đưa ra nhằm tháo gỡ nút thắt, thúc đẩy KHCN trong chăn nuôi và thủy sản, hiện thực hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW vào thực tiễn sản xuất.

Quảng Ngãi: Hơn 159.000 ha rừng nguy cơ cháy cao

Năm 2025, dự báo trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có hơn 159.000 ha nằm trong vùng trọng điểm nguy cơ cao xảy ra cháy rừng.