| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học

Thứ Hai 11/09/2017 , 14:03 (GMT+7)

Tháng 4/2017 Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên triển khai mô hình "Chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học gắn với xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm" tại xóm Đồng Bầu, xã Tân Khánh, huyện Phú Bình.

09-34-21_mo_hinh_chn_nuoi_g_tsh_ti_xom_dong_bu_x_tn_khnh
Một mô hình nuôi gà an toàn sinh học tại Thái Nguyên

6 hộ nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ 4.500 con gà ri lai giống (100% chi phí con giống) và 50% thức ăn chăn nuôi. Trung tâm đã tập huấn, hướng dẫn các hộ nuôi theo phương thức thả vườn có hàng rào, lưới, tường bao quanh tách biệt với nơi ở của con người; áp dụng quy trình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học từ khâu chọn giống, chuồng trại, thức ăn, phòng bệnh... nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh.

Kết quả thực hiện cho thấy nuôi gà ri lai phù hợp với điều kiện thả vườn, đồi tại địa phương. Sau 16 tuần tỷ lệ nuôi sống đạt 95%, trọng lượng gà trung bình 2kg, tỷ lệ tiêu tốn 2,75kg thức ăn/kg tăng trọng; đều đạt so với yêu cầu đề ra. Trừ các khoản chi phí con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y… chưa tính công lao dộng, bình quân 100 con gà các hộ thu lãi trên 6,5 triệu đồng. Trong khi các hộ nuôi ngoài mô hình tỷ lệ hao hụt cao; nuôi 4 tháng 100 con gà thịt tiêu tốn 3 – 3,5kg thức ăn/kg tăng trọng, lợi nhuận chỉ 3 – 3,5 triệu đồng.

Thành công của mô hình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học là tiền đề cho chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP, góp phần phát triển thương hiệu “Gà đồi Phú Bình”; đồng thời xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến thụ sản phẩm.

Xem thêm
Bài toán nhân lực ngành thú y: [Bài 3] Đào tạo đi sâu vào 'chất'

Đào tạo nhân lực ngành thú y cần tập trung vào chất chứ không chỉ đi vào lượng. Thú y cũng cần được đào tạo chuyên khoa sâu như y khoa phục vụ con người.

Hành trình từ đất dốc đến những mùa quả ngọt: [Bài 1] Khởi đầu từ những mắt ghép nhỏ

SƠN LA Từ vùng đất từng chỉ có ngô, sắn, Tú Nang hôm nay đã phủ kín màu xanh cây trái, mang đến sinh kế ổn định và cuộc sống ấm no cho người dân vùng cao.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

Người đàn bà khóc cùng lúa lai

Ấn tượng của tôi về bà là những dịp trình bày trước hội nghị của Bộ, bà thường khóc khi kể về nỗi truân chuyên của nghề sản xuất lúa lai.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản: [Bài 2] Mỗi hộ dân là một tuyên truyền viên

KHÁNH HÒA Chủ tịch Hội nông dân phường Cam Thuận cho rằng, mỗi hộ dân tham gia tập huấn là một tuyên truyền viên giúp lan tỏa nhận thức bảo vệ môi trường vùng nuôi rộng hơn.

Chặt phá rừng tự nhiên tại Bắc Kạn đã giảm

Tại tỉnh Bắc Kạn, tình trạng chặt phá rừng tự nhiên quy mô nhỏ vẫn diễn ra, tuy nhiên mức độ, số lượng vụ vi phạm đã giảm đáng kể so với những năm trước.