| Hotline: 0983.970.780

Nuôi gà sao thu nhập khá

Thứ Năm 31/12/2015 , 07:10 (GMT+7)

Qua thời gian nuôi trên bốn tháng chị Oanh thấy, kỹ thuật nuôi gà sao cũng đơn giản và dễ nuôi như các loại gà thông thường. 

Chị Nguyễn Thị Oanh ở thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên (Hà Giang) cho biết, được sự hỗ trợ về kỹ thuật và kinh phí của Trạm Khuyến nông huyện Vị Xuyên, chị đã về tỉnh Bắc Giang mua 500 con gà sao giống về nuôi.

Qua hướng dẫn về kỹ thuật của Trạm Khuyến nông huyện và tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà sao, chị đã nắm được thức ăn chủ yếu của gà sao là thóc, ngô hạt và các loại thức ăn xanh như rau và các loại cỏ...

Trước khi bắt tay vào nuôi, chị Oanh đã tiến hành trồng 1.000 m2 cỏ VA06 và rau muống để cung cấp nguồn thức ăn xanh cho gà.

Đối với nhiều người dân, gà sao là giống gà còn khá xa lạ, chúng có tiếng kêu như chim trời và bay rất khỏe nên ban đầu họ còn rất hoài nghi về hiệu quả của mô hình nuôi gà sao của chị Oanh.

Qua thời gian nuôi trên bốn tháng chị thấy, kỹ thuật nuôi gà sao cũng đơn giản và dễ nuôi như các loại gà thông thường. Thức ăn của chúng ngoài ngô, lúa, rau cỏ chúng còn ăn cả thân cây chuối băm nhỏ. Gà sao có sức chống chịu khá cao đối với các loại dịch bệnh thông thường trên gia cầm.

Chỉ trong thời gian ngắn chị đã bán được trên 400 con gà sao, số còn lại được giữ lại làm giống cho lứa sau.

Theo hạch toán của chị Oanh, sau bốn tháng nuôi gà sao, trung bình trọng lượng mỗi con đạt từ 1,7-2 kg, với giá bán bình quân 100 nghìn đồng/kg thì tổng số tiền đạt trên 80 triệu đồng, trừ chi phí giống và thức ăn còn lãi khoảng 50 triệu. Trong khi đó chị còn giữ lại 40 con gà sao để làm giống.

Xem thêm
Nuôi 7.000 gà lấy trứng, nông dân lỗ gần 2 triệu đồng mỗi ngày

Giá trứng hiện quanh mốc 1.300 - 1.400 đồng/quả và theo dự đoán, sau dịp lễ 30/4 và 1/5, có thể tụt xuống 1.000 - 1.100 đồng/quả.

Nắng nóng gay gắt khiến cua nuôi chết rải rác

CÀ MAU Điều kiện khí hậu nắng nóng khắc nghiệt khiến tôm nuôi, cua nuôi bị chết rải rác, người nuôi lo lắng.

Bình Liêu 'khát nước' giữa mùa gieo cấy

Huyện Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh) đang trải qua đợt khô hạn nghiêm trọng. Những mảnh ruộng khô nứt, những dòng suối cạn trơ đáy khiến người dân lo lắng.

Đi giữa ngàn xanh

GIA LAI Khoát hơn nửa vòng tay, Rô Krik nói: ‘Giờ đây, xã Đất Bằng đã khoác lên mình một màu xanh bất tận, màu xanh của ấm no, đủ đầy và ngập tràn hạnh phúc".

Sống chung với khô hạn: [Bài 2] Tưới tiên tiến giảm áp lực nguồn nước

Những năm qua, người dân Ninh Thuận đua nhau lắp đặt các thiết bị tưới tiên tiến nhằm tiết kiệm nước, thích ứng với nắng nóng, khô hạn kéo dài.

Biến lá khóm thành tơ sợi

TIỀN GIANG Mỗi ngày, anh Nguyễn Ngọc Quyền ở Tiền Giang thu gom 2 tấn lá khóm để sản xuất 15kg tơ sợi cung ứng cho các nhà máy đánh bông, dệt vải.

'Cuộc chiến' giữ rừng phòng hộ: [Bài 4] Nhân rộng diện tích rừng FSC

Đồng Nai Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc là đơn vị lâm nghiệp đầu tiên trong tỉnh Đồng Nai được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế FSC.