| Hotline: 0983.970.780

Nuôi đà điểu trên vùng cát trắng

Thứ Sáu 12/07/2024 , 08:57 (GMT+7)

QUẢNG BÌNH Hàng trăm con đà điểu cao lớn được nuôi đầu tiên trên vùng cát huyện Quảng Trạch cho hiệu quả kinh tế cao…

Đà điểu bố mẹ được nuôi tại trang trại. Ảnh: T.P.

Đà điểu bố mẹ được nuôi tại trang trại. Ảnh: T.P.

Hơn mười năm nay, gia đình bà Phạm Thị Liên (ở thôn Tú Loan 2, xã Quảng Hưng, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình), dần thành công với mô hình chăn nuôi đà điểu sinh sản, thương phẩm trên vùng cát trắng bạc màu.

Theo bà Liên, sau khi khăn gói đi xem trang trại nuôi đà điểu về, bà Liên thuê lại vùng đất cát xa khu dân cư rộng 5ha để gây dựng trang trại. “Những ngày đầu, chúng tôi tập trung làm đường vào, trồng cây lấy bóng mát, xây dựng chuồng trại để nuôi những cặp giống đà điểu đầu tiên.

Từ vài cặp giống ban đầu thử nghiệm, bà Liên nhận thấy đà điểu ăn khỏe, lớn nhanh và ít khi bị dịch bệnh. Như vậy là có thể phát triển đàn nuôi nhiều hơn. Dần dần, lượng đà điểu nuôi trong trang trại tăng lên 100 con, rồi 200 con. Ngoài cung cấp đà điểu thương phẩm cho thị trường, bà Liên còn học hỏi và mở hướng nuôi đà điểu sinh sản bán trừng, bán con giống.

Để phát triển mô hình trang trại, bà Liên thành lập Hợp tác xã Chăn nuôi tổng hợp Ngọc Sửu. Trang trại của Hợp tác xã luôn luôn duy trì số lượng 100 con trong chuồng trại và xuất bán ra thị trường mỗi năm trên 1.000 con giống. Cho doanh thu trên 2 tỷ đồng/năm.

Vợ chồng chị Võ Thị Ngọc Lan kiểm tra, tuyển chọn trứng đà điểu để đưa vào lò ấp. Ảnh: T.P.

Vợ chồng chị Võ Thị Ngọc Lan kiểm tra, tuyển chọn trứng đà điểu để đưa vào lò ấp. Ảnh: T.P.

Đến năm 2021, được sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền các cấp, gia đình bà Liên đã mở rộng đầu tư chuồng trại để chăn nuôi lợn, ứng dụng công nghệ cao, với quy mô lớn.

Trang trại chăn nuôi đà điểu của gia đình được giao lại cho vợ chồng người con gái là chị Võ Thị Ngọc Lan kế thừa, quản lý và phát triển lớn hơn, ứng dụng công nghệ cao vào quá trình sản xuất.

Để con giống cung ứng ra thị trường chất lượng ngày càng cao hơn, chị Lan đầu tư hệ thống lò bảo quản trứng trong quá trình chọn. Sau đó, trứng được chuyển vào lò ấp hiện đại với chế độ theo dõi hàng ngày.

“Việc ấp trứng và chăm sóc con giống khi mới nở cũng phải tuân theo quy trình khá nghiêm ngặt nên con giống luôn được khỏe mạnh, đảm bảo vấn đề phòng ngừa các loại bệnh”, chị Lan cho hay.

Theo chị Lan, hiện trang trại có trên 200 con đà điểu bố mẹ. Mỗi năm, xuất ra thị trường khoảng 2.000 con giống chất lượng, cung ứng cho thị trường thịt đà điểu thương phẩm, trứng. Doanh thu mỗi năm đạt trên 5 tỷ đồng. Từ trang trại đã tạo tạo công ăn việc làm ổn định cho 15 lao động địa phương, với mức lương ổn định từ 5 đến 8 triệu đồng/người/tháng.

“Chúng tôi mở rộng đầu tư chuồng trại, ứng dụng công nghệ cao để phát triển quy mô lớn hơn, đồng thời, chú trọng đến nuôi đà điểu sinh sản, cung ứng giống đà điểu chất lượng cho khách hàng có nhu cầu trong nước và xuất sang các nước như Thái Lan, Lào”, chị Võ Thị Ngọc Lan cho hay.

Con giống đà điểu giai đoạn chuẩn bị xuất bán cho khách hàng. Ảnh: T.P.

Con giống đà điểu giai đoạn chuẩn bị xuất bán cho khách hàng. Ảnh: T.P.

Quá trình nuôi, thức ăn của đà điểu chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp như lúa, ngô và các loại cỏ ngọt được trồng trong trang trại, bèo tây… Tất cả nguồn thức ăn đều được làm sạch, đưa vào máy nghiền thành thức ăn tổng hợp cho đà điểu ăn mỗi ngày.

Theo ông Trần Quang Trung, Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch, ở địa phương đã có nhiều nông dân mạnh dạn tìm hiểu, đầu tư làm trang trại chăn nuôi đà điểu, lợn, gia cầm…trên vùng cát và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thành công của trang trại nuôi đà điểu trên vùng cát đã mở ra hướng đi mới cho người dân địa phương. Huyện Quảng Trạch đã khuyến khích, động viên bà con nhân dân mở hướng phát triển chăn nuôi, trồng trọt phù hợp với điều kiện vùng đất cát nóng.

Xem thêm
Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Canh tác lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng hơn 6 triệu đồng/ha

TRÀ VINH Năng suất lúa trong mô hình đạt 6,4 - 6,6 tấn/ha, tăng khoảng 5 - 6% so với ngoài mô hình. Lợi nhuận tăng từ 20 - 25% so với ngoài mô hình.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Tổ đoàn kết nhân đôi sức mạnh ngư dân, làm 'tai mắt' trên biển

ĐÀ NẴNG Đà Nẵng có gần 100 tổ đoàn kết với 700 tàu cá cùng hỗ trợ nhau vươn khơi bám biển, khai thác thủy sản bền vững và chấp hành quy định chống khai thác IUU.

Giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ của Bắc Kạn có thể giảm 10 triệu USD

Bắc Kạn Một số đơn hàng của doanh nghiệp chế biến gỗ tại tỉnh Bắc Kạn xuất khẩu sang Hoa Kỳ bị hủy, tạm dừng, có đơn vị bị hủy tất cả đơn hàng đã ký.