| Hotline: 0983.970.780

Nhiều nguồn thu nhờ trang trại tổng hợp

Thứ Năm 03/07/2025 , 16:36 (GMT+7)

HÀ TĨNH Trong bối cảnh chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, mô hình trang trại tổng hợp nuôi kết hợp nhiều vật nuôi, gắn chăn nuôi với trồng trọt, thủy sản đã giúp nông dân đứng vững.

Mô hình trang trại tổng hợp là hướng phát triển kinh tế đang được nhiều nông dân Hà Tĩnh lựa chọn. Trong số nhiều trang trại tại địa phương, trang trại tổng hợp của gia đình bà Nguyễn Thị Ánh ở thôn Anh Hùng, xã Đồng Lộc là một điển hình.

Trên diện tích đất vườn đồi hơn 2 ha, trước đây gia đình bà Ánh chủ yếu trồng keo tràm và chăn nuôi gà với quy mô nhỏ lẻ. Sau nhiều năm sản xuất thu nhập không cao, bà Ánh trăn trở tìm hướng đi mới.

Trong mô hình trang trại tổng hợp, bà Ánh lấy chăn nuôi lợn là chủ lực. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Trong mô hình trang trại tổng hợp, bà Ánh lấy chăn nuôi lợn là chủ lực. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Tham khảo nhiều mô hình có hiệu quả, bà Ánh nhận thấy chăn nuôi là lĩnh vực có nhiều tiềm năng. Từ đó bà mạnh dạn chuyển sang đầu tư mở rộng mô hình trang trại tổng hợp, quy hoạch, xây dựng chuồng trại chăn nuôi và chọn lợn nái sinh sản là con nuôi chủ đạo.

Để đảm bảo chăn nuôi hiệu quả, giảm thiểu rủi ro, bà Ánh đầu tư hệ thống chuồng trại khép kín với đầy đủ trang thiết bị nhằm tạo môi trường nuôi tốt nhất cho lợn nái sinh sản và nguồn giống lợn thịt tại chỗ. Theo bà Ánh, nuôi lợn nái sinh sản đòi hỏi kinh phí rất lớn cho việc xây dựng chuồng trại và trang bị máy móc, trong khi kinh nghiệm chăn nuôi của bản thân chưa có nhiều, nguồn vốn đầu tư phần lớn phải đi vay của người thân và một phần từ ngân hàng. Song nhờ sự chăm chỉ, tìm tòi và học hỏi kinh nghiệm, hiện bà đã làm được khu chuồng khép kín đảm bảo kỹ thuật để nuôi trên 10 con lợn nái sinh sản và khu chuồng lợn thịt quy mô trên 100 con.

Hơn 10 lợn nái sinh sản trung bình mỗi năm sản xuất ra khoảng 180 đến 200 con lợn giống để phục vụ nuôi lợn thịt. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Hơn 10 lợn nái sinh sản trung bình mỗi năm sản xuất ra khoảng 180 đến 200 con lợn giống để phục vụ nuôi lợn thịt. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Hơn 10 con lợn nái sinh sản hiện trung bình mỗi năm sản xuất ra khoảng 180 đến 200 con lợn giống. Đàn lợn con sau khi tách mẹ sẽ được chuyển sang chuồng nuôi thịt, một phần con giống cung cấp cho bà con có nhu cầu mua về chăn nuôi. Chuồng nuôi lợn thịt luôn duy trì quy mô từ 50 - 70 con/lứa. Lợn thịt nuôi đạt trọng lượng từ 110 - 130 kg mới đáp ứng đủ tiêu chuẩn xuất chuồng, được thương lái đến thu mua tại nhà. Trừ chi phí, mỗi năm đàn lợn cho lãi khoảng 150 triệu đồng.

Bà Ánh cho biết, chăn nuôi là nghề có nhiều tiềm năng phát triển, tuy nhiên cũng gặp rất nhiều khó khăn như giá thức ăn chăn nuôi liên tục thay đổi, việc kiểm soát dịch bệnh cũng là vấn đề đáng lo ngại. Thời gian qua, dịch tả lợn châu Phi bùng phát và diễn biến phức tạp, nhiều hộ chăn nuôi bị thiệt hại lớn. Nhờ kiểm soát nghiêm ngặt khu vực chăn nuôi, đảm bảo nguồn thức ăn sạch nên đàn lợn của gia đình bà Ánh vẫn khỏe mạnh, đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Không chỉ chăn nuôi, bà Ánh còn đào 5 ao nuôi các loại cá như cá leo, cá mè, cá trắm, cá rô phi… nhằm tận dụng nguồn thức ăn sẵn có, đồng thời xử lý môi trường. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Không chỉ chăn nuôi, bà Ánh còn đào 5 ao nuôi các loại cá như cá leo, cá mè, cá trắm, cá rô phi… nhằm tận dụng nguồn thức ăn sẵn có, đồng thời xử lý môi trường. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Để đạt được thành công đó, bà Ánh cho rằng việc kiểm soát chặt chẽ khu vực chăn nuôi, bao gồm yếu tố con người, phương tiện vận chuyển, thức ăn... và thực hiện nghiêm ngặt quy trình khử trùng là yếu tố quyết định. Đồng thời khi chăn nuôi phải chọn con giống tốt, có nguồn gốc rõ ràng và phải có đàn lợn nái sinh sản để chủ động con giống tại chỗ, hạn chế được dịch bệnh và rủi ro về thị trường. Trong chăn nuôi lợn phải chú ý tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin như dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn, suyễn, viêm phổi dính sườn, khô thai ở lợn nái, E.coli sưng mặt phù đầu lợn con…

Với 500 con vịt thịt mỗi năm nuôi theo hình thức cuốn chiếu, bà Ánh có thêm thu nhập hàng trăm triệu đồng. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Với 500 con vịt thịt mỗi năm nuôi theo hình thức cuốn chiếu, bà Ánh có thêm thu nhập hàng trăm triệu đồng. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Không chỉ chăn nuôi lợn giống và lợn thịt, bà Ánh còn đầu tư cải tạo diện tích đất còn lại đào 5 ao nuôi các loại cá như cá leo, cá mè, cá trắm, cá rô phi… nhằm tận dụng nguồn thức ăn sẵn có, đồng thời xử lý môi trường. Ngoài ra, tận dụng ao hồ, mỗi năm bà Ánh thả nuôi 500 con vịt lấy thịt theo hình thức cuốn chiếu. Nhờ chăn nuôi theo phương pháp an toàn sinh học, lựa chọn giống vịt có tỷ lệ sống cao, tốc độ lớn nhanh, ít thức ăn, chất lượng thịt thơm ngon và được thị trường ưa chuộng nên sau 2 - 3 tháng thả nuôi vịt có thể xuất chuồng, trừ chi phí mỗi năm bà Ánh lãi gần trăm triệu đồng.

Ngoài ra gia đình bà Ánh còn nuôi thêm 2 con bò sinh sản nhằm khai thác tối đa thuận lợi về đất đai, nguồn phụ phẩm nông nghiệp sẵn có tại địa phương để tăng thêm thu nhập. Với nguồn phân chuồng thu được từ chăn nuôi lợn, bò, vịt, bà Ánh đầu tư trồng 200 gốc ổi lê Đài Loan, hơn 100 gốc cam, mít cũng đang dần cho trái ngọt.

Tận dụng nước tưới từ ao và nguồn phân hữu cơ từ chăn nuôi, bà Ánh trồng hơn 200 gốc ổi lê Đài Loan. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Tận dụng nước tưới từ ao và nguồn phân hữu cơ từ chăn nuôi, bà Ánh trồng hơn 200 gốc ổi lê Đài Loan. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Nhờ đầu tư và đảm bảo kỹ thuật trong chăn nuôi, những năm qua, các vật nuôi trong gia trại bà Ánh sinh trưởng, phát triển ổn định, cho doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước. Nhờ mô hình kinh tế trang trại tổng hợp này, bình quân một năm gia đình bà Ánh có thu nhập từ 200 - 300 triệu đồng.

Trong bối cảnh chăn nuôi gặp nhiều khó khăn bủa vây do dịch bệnh, giá sản phẩm thiếu ổn định, chi phí tăng cao, mô hình trang trại tổng hợp đã giúp người dân phát huy, sử dụng có hiệu quả diện tích đất đai, giảm chi phí sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập và sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường.

Xem thêm
Nuôi con 'quẳng quẳng' đẻ ra con 'nẽ'

Đến xứ Mường Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ tôi mới biết đến nghề nuôi con “quẳng quẳng” để đẻ ra con “nẽ”, thứ đặc sản ở đây mà người Kinh gọi là con sâu cọ.

Cập nhật chính sách mới cho đại lý thuốc thú y và thủy sản

Hội nghị Khách hàng 2025 của Mebipha tại Phan Thiết thu hút gần 100 đại lý thuốc thú y, thủy sản cùng chia sẻ chính sách thuế mới, định hướng phát triển bền vững.

Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh tăng gấp 3 lần

Đó là thông tin được Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật công bố tại họp báo thường kỳ tháng 6 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường sáng 3/7.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Phát hiện 2 tàu cá công suất lớn vi phạm 'kép' trên vịnh Bắc Bộ

Hai tàu cá công suất lớn ở Quảng Ngãi vi phạm vùng lộng, nghề kéo đôi tại vịnh Bắc Bộ bị Kiểm ngư Vùng I phát hiện và bàn giao cho địa phương xử lý.

Quảng Ninh kiến tạo kinh tế xanh bền vững

Hơn 22.700 ha rừng đã được trồng mới sau bão Yagi. Quảng Ninh không chỉ phủ xanh đất trống mà còn dựng xây một nền kinh tế rừng đa giá trị.

Bình luận mới nhất