| Hotline: 0983.970.780

Nguyên nhân, cách phòng trị lá dưa, bí vụ thu đông thối hỏng khi gặp mưa lớn, sương dày

Thứ Ba 25/10/2016 , 09:18 (GMT+7)

Hiện tượng đốm lá dưa, bí khi gặp mưa hoặc sương ban đêm bị thối hỏng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số vi sinh vật gây ra hiện tượng này là các loài nấm hoặc vi khuẩn.

Hỏi: Tôi trồng dưa, bí vụ thu đông khi gặp mưa lớn hoặc sương dày thì lá dưa rất hay bị đốm và thối hỏng. Xin cho biết đó là bệnh gì và cách khắc phục?

Trả lời: Hiện tượng đốm lá dưa, bí khi gặp mưa hoặc sương ban đêm bị thối hỏng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số vi sinh vật gây ra hiện tượng này là các loài nấm (nấm sương mai và nấm thán thư) hoặc vi khuẩn Xanthomonas gây đốm lá, thối đốt. Các bệnh này thường phát sinh trong mùa mưa, sương nhiều(ẩm độ cao), gây hại đầu tiên trên lá, nhất là khi cây thừa đạm.

Với bệnh do nấm gây ra: Muốn hạn chế cần phải thực hiện đồng bộ nhiều phương pháp:

- Ngâm nước 10 - 15 ngày để diệt hạch nấm có sẵn trong ruộng.

- Luân canh với các cây trồng khác họ, tốt nhất luân canh với lúa nước.

- Trồng với mật độ vừa phải, không bón nhiều phân đạm hoặc bón đạm riêng lẻ.

- Ngắt bỏ bớt các lá già, lá bị bệnh, dùng màng phủ để lá không tiếp xúc với đất...

- Khi gặp mưa hoặc sương ban đêm kéo dài cần phun thuốc gốc đồng để phòng bệnh định kì 5 ngày/lần cho cây như Booc do 1%, Ricide, Coc 85, Copper B...

- Khi cây chớm bị bệnh cần ngừng bón đạm, dùng thuốc kháng sinh đặc trị sương mai như: Phytocide, Insuran, Topan, Aliette, Ridomil- gold... Thuốc trị bệnh thán thư dùng một trong các loại: Saprol, Monney, Isacop, Amistar, Score, Sumi- eght...

Riêng đối với bệnh đốm lá do vi khuẩn thì ngoài các biện pháp canh tác như trên nông dân cần xử lý hạt giống bằng dung dịch thuốc gốc đồng từ 5 - 10 phút.

Khi cây chớm bị bệnh cần dùng các loại thuốc có hoạt chất Bronopon, Steptomycin, Ningnamycin, Polyoxin B hoặc Kasugamycin... để khống chế sự lây lan của bệnh.


Hỏi: Tôi đã nhiều lần chiết cành cam, quýt làm giống nhưng đều thất bại, có người nói do độ ẩm nguyên liệu làm bầu không đúng. Xin cho biết nên dùng nguyên liệu nào và độ ẩm cỡ nào thì vừa?

Trả lời: Về nguyên liệu làm bầu chiết cành (nguyên liệu bó bầu, chất làm bầu…) thì tùy theo vật liệu có sẵn mà lựa chọn, có thể là hỗn hợp 50% đất mặt vườn trộn với 50% phân chuồng mục, cũng có thể dùng rễ cây bèo tây rửa kỹ phơi khô, hoặc tro trấu, cám xơ dừa, mùn cưa đã được ngâm kỹ cho hết “chất chát”…

Độ ẩm của nguyên liệu làm bầu chiết đóng một vai trò hết sức quan trọng đến tỷ lệ thành công của việc chiết cành (bó bầu). Nếu nguyên liệu khô quá chỗ khấc vỏ rất khó ra rễ, nếu ướt quá bầu chiết sẽ thừa nước, thiếu ô xy cũng làm cho rễ không mọc ra được, hoặc nếu có mọc ra được thì rễ non mới ra cũng dễ bị hư thối.

Muốn biết nguyên liệu đủ ẩm hay chưa bạn chỉ cần bốc một nắm bóp chặt trong tay nếu thấy nước rịn ra các kẽ ngón tay là vừa. Nếu thấy nước chẩy ra nhiều thì tãi ra hong khô thêm, nếu không thấy nước rịn ra thì phun thêm nước cho vừa đủ. Bầu chiết phải được bao bằng bao ni lông để hạn chế mất nước trong bầu hoặc nước mưa chui vào.


Hỏi: Gia đình có dự định nuôi chạch chấu. Nuôi ngoài sông thì dùng tấm nhựa có lỗ thông thoáng dấn sâu xuống bùn là bao nhiêu cm thì đủ? Xin hỏi quy trình kỹ thuật nuôi chạch chấu để đạt hiệu quả?

Trả lời: Chạch lấu (có nơi gọi chạch chấu) có thể nuôi trong ao đất, bể xi măng, lồng… Trong trường hợp bạn nuôi ngoài sông thì nên nuôi lồng giống cá chình.

Tốt nhất bạn có thể dùng tấm nhựa hoặc tôn đục lỗ nhỏ (tùy theo cỡ cá định nuôi để làm lỗ). Lồng làm như lồng nuôi cá, có thể thiết kế hình vuông, chữ nhật... ngập nước tối thiểu 1,5m. Để các ống tre hoặc nhựa để cá trú vì chúng không ưa ánh sáng mạnh. Mật độ thả 15 - 20 con/m3, cỡ cá phù hợp thả lồng 10 - 20cm.

Chọn giống đều cỡ, khỏe, không bệnh tật, mua ở cơ sở có uy tín. Thức ăn cho chạch lấu là giun, tôm, tép, cá tạp... cho ăn tươi sống hoặc thức ăn công nghiệp có độ đạm trên 35%. Sau 12 tháng nuôi nếu chăm sóc tốt, chạch lấu có thể đạt cỡ 500 - 600gr/con, nuôi 2 năm có thể xuất bán.


Hỏi: Trứng ba ba không có bóng hơi liệu có nở không? Ba ba ủ trứng vào thùng gỗ hay thùng xốp tốt hơn? Có phải tưới nước khi ủ cát không? Thời gian ba ba đẻ cho ăn gì là tốt nhất?

Trả lời: Trứng ba ba sau khi đẻ để trong nhà mát sau 12 - 24h kiểm tra (soi) nếu trứng có khoảng trống 1/2 trứng thì trứng đó được thụ tinh sẽ nở, còn lại nếu trứng trống 1/3 thì sẽ không nở vì thiếu đực. Trứng ba ba thường được ấp vào thùng gỗ hoặc chậu nhựa.

Cánh làm như sau: Phủ cát đáy chậu khoảng 5cm, đặt 4 - 5 lượt trứng, phủ cát tiếp 5cm, tiếp lượt trứng... cát ấp trứng phải giữ ẩm (dùng tay vảy nhẹ nước lên chậu). Đối với ba ba bố mẹ để đạt hiệu quả cao, con giống khỏe mạnh phải nuôi vỗ từ năm trước. Trong thời gian ba ba đẻ cho ăn bình thường. Thức ăn tự chế là cá tạp băm nhỏ hoặc thức ăn công nghiệp trên 35% đạm.

Xem thêm
Nuôi con 'quẳng quẳng' đẻ ra con 'nẽ'

Đến xứ Mường Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ tôi mới biết đến nghề nuôi con “quẳng quẳng” để đẻ ra con “nẽ”, thứ đặc sản ở đây mà người Kinh gọi là con sâu cọ.

Không khởi tố vụ án đối với tố giác CP. Việt Nam bán heo bệnh

Sóc Trăng Công an tỉnh Sóc Trăng (cũ) đã có thông báo kết quả giải quyết tố giác về tội phạm liên quan đến việc CP. Việt Nam bị tố bán heo bệnh ra thị trường.

Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh tăng gấp 3 lần

Đó là thông tin được Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật công bố tại họp báo thường kỳ tháng 6 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường sáng 3/7.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Phát hiện 2 tàu cá công suất lớn vi phạm 'kép' trên vịnh Bắc Bộ

Hai tàu cá công suất lớn ở Quảng Ngãi vi phạm vùng lộng, nghề kéo đôi tại vịnh Bắc Bộ bị Kiểm ngư Vùng I phát hiện và bàn giao cho địa phương xử lý.

Quảng Ninh kiến tạo kinh tế xanh bền vững

Hơn 22.700 ha rừng đã được trồng mới sau bão Yagi. Quảng Ninh không chỉ phủ xanh đất trống mà còn dựng xây một nền kinh tế rừng đa giá trị.

Bình luận mới nhất