| Hotline: 0983.970.780

Ngưỡng mộ vườn lan rừng lớn nhất xứ Quảng, vừa chơi lại có thu nhập

Thứ Hai 30/07/2018 , 06:01 (GMT+7)

Sau gần 3 năm xây dựng, anh Nguyễn Bảo Nhuận (SN 1985, trú phường Hòa Thuận, TP Tam Kỳ, Quảng Nam) sở hữu một vườn lan quý hiếm có quy mô lớn nhất Quảng Nam. Với giá bán từ vài trăm đến vài triệu đồng một giò lan, mỗi năm anh thu lãi hàng trăm triệu.

10-43-52_1
Vườn lan của anh Nhuận có khoảng 2.000 giò với nhiều loại lan rừng quý hiếm

Vốn là cán bộ địa chính của phường Hòa Thuận nhưng niềm đam mê với lan rừng đã thôi thúc anh Nhuận quyết định nghỉ việc để về nhà xây dựng mô hình trồng lan. “Thời gian còn làm việc tại phường, tôi đã tham gia Hội chơi lan của TP Tam Kỳ và cũng thường xuyên đi sưu tầm giống về trồng. Trước khi xây dựng vườn lan này, trong nhà tôi cũng đã sở hữu một khu vực trồng lan có giá cả tỷ đồng”, anh Nhuận nhớ lại.

Đầu năm 2015, anh Nhuận bỏ gần 300 triệu đồng để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cũng như mua giống lan về trồng. Thời gian đầu, anh thường xuyên lên các trang mạng tìm hiểu về kỹ thuật trồng lan, đồng thời mua các loại lan công nghiệp dễ chăm sóc để giảm thiểu rủi ro.

Về sau, khi đã có được một vài kinh nghiệm và nhận thấy các loại lan rừng được người chơi ưa chuộng lại có giá trị kinh tế cao hơn nên anh Nhuận đã liên hệ với các thương lái chuyên nhập lan rừng từ Lào về ươm thử.

“So với lan công nghiệp thì lan rừng khó chăm sóc hơn nhiều lần. Bên cạnh đó, điều kiện khí hậu ở Quảng Nam khắc nghiệt nên có nhiều giống lan không chống chịu được và chết dần. Lúc đầu mới ươm các giống lan rừng, có thời điểm tỷ lệ lan rừng trong vườn của tôi chết hơn 40%. Biết không thể trồng một cách đại trà nên tôi đã chọn lọc lại một số loại lan rừng phù hợp với địa phương cũng như cẩn thận hơn trong khâu chăm sóc nên bắt đầu đem lại hiệu quả”, anh Nhuận cho biết.

Khó trong khâu chăm sóc nhưng để có một giò lan rừng đảm bảo thì cũng phải trải qua một thời gian dài thuần hóa. Theo anh Nhuận, với lan rừng đa phần từ lúc mua giống về phải mất đến gần 2 năm tỷ mỉ thuần dưỡng thì cây mới sống và bán cho người chơi được.

Đến nay, vườn lan của anh đã có hơn 2.000 chậu lan với tỷ lệ lan rừng chiếm 80% gồm các loại lan quý hiếm như: Lan Trầm, lan Dã Hạt, lan Hoàng Phi Hạt, lan Quế, lan Kiền, lan Hạt Vỹ, lan Nghinh Xuân.

10-43-52_2
Anh Nhuận đang chăm sóc lan

Sau 3 năm miệt mài xây dựng, cuối cùng những công sức của anh Nhuận bỏ ra cũng được đền đáp khi nhiều người chơi lan trong và ngoài tỉnh tìm đến hỏi mua, mang lại cho anh một nguồn thu tương đối ổn định.

Ngoài ra, để quảng bá thêm cho vườn lan của mình, anh còn lập trang mạng Facebook với tên “Vườn lan Quảng Nam” để giới thiệu sản phẩm với nhiều người chơi lan trong cả nước.

“Tùy từng giò lan lớn nhỏ và tuổi thọ bao lâu mà giá bán khác nhau. Hiện tôi đang bán với giá từ vài trăm nghìn đến 5 triệu đồng mỗi giò. Trung bình mỗi năm, từ vườn lan này tôi bán ra thị trường lãi hàng trăm triệu”, anh Nhuận chia sẻ.

Nhận thấy hiệu quả mà vườn lan mang lại, anh Nhuận dự định sẽ tiếp tục đầu tư thêm hệ thống mái che bằng tôn sáng cho khu vực vườn ươm, dự tính trong vòng 1 – 2 năm tới anh sẽ nhân rộng vườn lan của mình lên khoảng 3.000 giò lan với toàn bộ 100% là lan rừng.

“Nếu tính về thu nhập thì tôi dự tính khoảng 3 năm nữa vườn lan sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Tôi xác định đây là hướng đầu tư lâu dài nên hiện tại vẫn chưa bán ra ồ ạt mà bán có chọn lọc để giữ lại nguồn giống và lấy nguồn thu để tiếp tục đầu tư. Khi lan kín hết vườn thì tôi mới tăng dần số lượng bán ra”, anh Nhận cho biết thêm.

 

Xem thêm
Nuôi 45 chồn hương bố mẹ, thu về 300 triệu đồng mỗi năm

QUẢNG BÌNH Với 45 con chồn hương bố mẹ sinh sản, anh Nguyễn Quốc Vượng ở Quảng Bình có nguồn thu đều đặn 300 triệu đồng mỗi năm.

Không để việc sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến phòng, chống dịch bệnh

HÀ TĨNH Đó là một trong những chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm khống chế dịch tả lợn Châu Phi và một số dịch bệnh đang xảy ra trên đàn vật nuôi.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

PGS.TS Vũ Năng Dũng: Đất và nước đã hòa một mối

Khi Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ NN-PTNT sáp nhập, hai yếu tố đầu vào quan trọng của nông nghiệp là đất và nước đã về một mối.

Nuôi ghép tôm sú với rô phi đơn tính, lợi đủ bề

HÀ TĨNH Nuôi xen ghép cá rô phi đơn tính với tôm sú giúp cân bằng sinh thái môi trường nuôi, tạo cho tôm môi trường sống thuận lợi.

Sếu đầu đỏ Thái Lan đã về Tràm Chim

Đồng Tháp Tỉnh Đồng Tháp đã chính thức tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ từ Thái Lan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong nỗ lực bảo tồn loài chim quý hiếm tại Vườn quốc gia Tràm Chim.