| Hotline: 0983.970.780

Ngô lai T7- giống chịu hạn cho Duyên hải miền Trung

Thứ Hai 17/12/2007 , 14:46 (GMT+7)

Cằn, khô, hạn hán kéo dài trong năm là một trong những đặc điểm bất lợi trong canh tác nông nghiệp của vùng đất Duyên hải miền Trung. Đặc biệt là những vùng núi với kỹ thuật canh tác còn nhiều hạn chế, tưới tiêu không chủ động và đầu tư thấp về phân bón, thuốc trừ sâu...

Những yếu tố này đặt ra vấn đề nan giải để tìm được các giống cây trồng phù hợp, không những cho năng suất cao, chịu hạn tốt, mà còn phải chống chịu tốt sâu bệnh, kỹ thuật canh tác giản đơn, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Vào những ngày cuối năm này, khi mà bà con nông dân các huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn (Khánh Hoà) đang chuẩn bị thu hoạch ngô vụ Đông, chúng tôi đã được “mục sở thị” hiệu quả của một loại giống ngô chịu hạn đang mở ra một hướng đi mới cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại thu nhập cao cho bà con nơi đây.

Theo chân anh Lê Văn Hoàng, cán bộ phòng Kinh tế huyện miền núi Khánh Vĩnh, leo qua mấy bận sườn dốc, chúng tôi đến được với khu trồng ngô tập trung bạt ngàn hàng trăm ha đang thời kỳ chín sáp, trải ngút ngàn trên những quả đồi bát úp. Chỉ vào những quả ngô vàng ươm, to “đùng” trên những thân ngô chắc đậm, anh Hoàng cho biết: Đây là vụ thứ 3, Phòng Kinh tế huyện đưa giống ngô lai T7â chịu hạn về hỗ trợ giống cho bà con gieo trồng. Những vụ đầu cũng hồi hộp lắm vì chẳng biết hiệu quả sẽ ra sao. Trong khi đó, bà con đã quen với các giống ngô nếp địa phương và giống ngô lai LVN 10. Do tập quán canh tác của bà con dân tộc chẳng bao giờ bón phân gì, lại chỉ chờ nước trời, trồng trên vùng đất gò đồi nên năng suất của giống ngô lai chịu hạn như LVN 10 cùng chỉ cho năng suất dưới 2,0 tấn/ha. Khi chuyển sang loại ngô lai T7 này, cũng với phương thức canh tác đó, nhưng năng suất lại vượt trội, hơn gần gấp hai lần (2,8 - 3 tấn/ha). Ban đầu Phòng Kinh tế huyện Khánh Vĩnh chỉ đem giống về trồng thử nghiệm trên diện tích nhỏ, sau thấy hiệu quả nên nhân ra 150 ha vào năm 2006, và 500 ha năm 2007; dự kiến năm 2008 sẽ nhân ra trên diện rộng khoảng hơn 1.000 ha.

Là giống ngô chín trung bình từ 115 – 118 ngày trong vụ Đông Xuân và 90 – 93 ngày ở vụ Hè Thu, ngoài khả năng chịu hạn, giống ngô này còn ít nhiễm bệnh khô vằn, cây cứng chống đổ tốt. Vì vậy, không chỉ ở huyện miền núi Khánh Vĩnh mà giống ngô T7 cũng đã “bén đất” của vùng đồi Khánh Sơn với diện tích vụ Đông 2007 là 250 ha, năng suất 2,7 – 3 tấn/ha, cao hơn giống LVN 10 khoảng 30% và vượt hơn giống TSB1 từ 80 – 100%. Theo ông Vũ Đình Bình, trưởng phòng Nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Khánh Hoà: Hiệu quả của cây ngô T7 chịu hạn trên đất Khánh Vĩnh, Khánh Sơn đang là một mô hình điểm để nhân rộng ra những vùng đồi khác trên địa bàn toàn tỉnh. Qua thực tế, đây là giống ngô thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của vùng Duyên hải miền Trung nói chung và đặc biệt là các vùng đồi núi ở Khánh Hoà nói riêng. Giống ngô này vượt trội hơn hẳn những giống ngô khác đã gieo trồng ở đây. Từ trước đến nay, trên vùng đồi núi Khánh Hoà rất ít các giống ngô có năng suất đạt trên 1,5 tấn/ha, vậy mà giống ngô T7 đã được xác định là cho năng suất trung bình ở đây đạt 2,8 – 3 tấn/ha. Từ những kết quả thực tiễn thu được, trong năm 2008 và các năm tiếp theo, ngành Nông nghiệp tỉnh Khánh Hoà đã có chủ trương đưa giống ngô chịu hạn T7 này lên miền núi trong chương trình phát triển cây lương thực, trợ cước, trợ giá cho đồng bào với mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, góp phần cung cấp lương thực cho đồng bào, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo cho bà con. Tác giả của giống ngô lai chịu hạn T7, Tiến sỹ Lê Quý Tường, Giám đốc Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, Sản phẩm cây trồng và Phân bón vùng miền Trung, Tây Nguyên còn cho biết thêm: Giống ngô T7 đã được công nhận giống quốc gia năm 2006, nếu canh tác trong điều kiện có tưới, thâm canh sẽ thu năng suất 6 – 8 tấn/ha. Là giống ngô có đặc tính chịu hạn tốt nên đang được các địa phương vùng Duyên hải miền Trung như các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hoà nhân rộng ra sản xuất đại trà với diện tích trên 2 ngàn ha trong năm 2006 -2007.

Nhìn những đồi ngô bạt ngàn, những nét mặt phấn khởi của bà con vào vụ thu hoạch và cả lời nhận xét mộc mạc: “Vẫn chỉ cần cuốc lỗ, tra 1-2 hạt và … chờ. Rồi cũng 3-4 tháng sau, thu được những quả ngô to gấp 2 lần những giống ngô khác là phấn khởi rồi!...” Chúng tôi mới hiểu hết ý nghĩa của hiệu quả mang lại bằng sự phối hợp giữa các “nhà” trong sản xuất nông nghiệp ngày nay.

Xem thêm
Người nuôi heo có lời nhưng vẫn dè dặt tái đàn

ĐBSCL Giá heo hơi tại ĐBSCL tăng mạnh, giúp nhiều hộ nuôi có lãi khá, tuy nhiên, lo ngại dịch bệnh và chi phí cao khiến nhiều người không dám mạnh dạn tái đàn.

Chuyện thú y cơ sở: [Bài cuối] Lo lắng vẫn còn

QUẢNG BÌNH Lượng thú y cơ sở tại Quảng Bình mới được tái lập chưa tròn một năm, nay đứng trước những thách thức mới khi chủ trương bỏ cấp huyện được triển khai trên toàn quốc.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Những giống cây trồng biến bất lợi thành lợi thế

Trong bối cảnh nông nghiệp Nam Trung bộ đang gặp bất lợi do biến đổi khí hậu, ASISOV đã chọn tạo nhiều giống cây trồng thích ứng, biến bất lợi thành lợi thế.

Cảnh báo nắng nóng ảnh hưởng sức khỏe thủy sản nuôi

Khánh Hòa Tỉnh Khánh Hòa đang xảy ra nắng nóng khiến nhiệt độ nước tăng, thủy sản nuôi dễ bị sốc, giảm sức đề kháng và mắc bệnh.

Trồng đưng ở đầm ngập mặn

Đầm ngập mặn ở Phổ Thạnh đang dần được phủ xanh bởi những cây đưng, giúp bảo vệ đất, tạo ra môi trường thuận lợi để sản xuất muối sạch, chất lượng cao.