| Hotline: 0983.970.780

Người nuôi heo có lời nhưng vẫn dè dặt tái đàn

Thứ Hai 19/05/2025 , 18:10 (GMT+7)

ĐBSCL Giá heo hơi tại ĐBSCL tăng mạnh, giúp nhiều hộ nuôi có lãi khá, tuy nhiên, lo ngại dịch bệnh và chi phí cao khiến nhiều người không dám mạnh dạn tái đàn.

Hiện giá heo hơi tại ĐBSCL tăng mạnh, giúp nhiều hộ nuôi có lãi khá. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện giá heo hơi tại ĐBSCL tăng mạnh, giúp nhiều hộ nuôi có lãi khá. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong nhiều tháng qua, giá heo hơi tại khu vực ĐBSCL đã có sự phục hồi mạnh mẽ, mang lại lợi nhuận cao cho nhiều hộ chăn nuôi. Sau thời gian dài thua lỗ do giá heo thấp và chi phí chăn nuôi tăng cao, người nuôi heo tại các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đang tạm thời dễ thở hơn.

Cụ thể, trong khoảng 4 tháng trở lại đây, giá heo hơi tại nhiều địa phương ở ĐBSCL được thương lái thu mua với mức từ 73.000 - 82.000 đồng/kg, tăng mạnh so với mức 48.000-50.000 đồng/kg của những năm trước. Với mức giá hiện tại, nhiều hộ dân có thể thu lời từ 1,5 - 3 triệu đồng/con heo thịt khoảng 100kg.

Ông Phan Hữu Bảo, một hộ chăn nuôi heo tại xã Tân Phú Đông, TP Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp), cho biết giá heo hơi hiện nay đã tăng lên 74.000 đồng/kg, tín hiệu tích cực đối với người nuôi. Trước đây, gia đình ông chỉ bán được với mức giá 48.000 - 50.000 đồng/kg, thậm chí có những lứa nuôi bị lỗ nặng.

Nhờ chủ động được con giống và tận dụng nguồn thức ăn có sẵn từ bột gạo do gia đình sản xuất, ông Bảo đã tiết kiệm đáng kể chi phí chăn nuôi trong vụ này. Kết quả, mỗi con heo mang lại lợi nhuận gần 3 triệu đồng. Đối với những hộ phải mua con giống từ bên ngoài, lợi nhuận cũng đạt khoảng 1,5 - 2 triệu đồng/con.

Từ đầu năm 2025 đến nay, giá heo hơi liên tục duy trì ở mức cao. Đặc biệt trong tháng 3 và 4, giá có thời điểm lên tới 82.000 đồng/kg, mức tăng kỷ lục trong vài năm trở lại đây.

Theo ông Phan Hữu Bảo, nguyên nhân khiến giá heo tăng mạnh là do nguồn cung giảm đáng kể khi nhiều hộ dân rút khỏi chăn nuôi sau thời gian dài thua lỗ. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ thịt heo trong nước tăng, trong khi lượng thịt nhập khẩu lại sụt giảm, góp phần đẩy giá trong nước đi lên.

Dù giá heo hơi đang ở mức cao, song nhiều hộ chăn nuôi tại ĐBSCL vẫn tỏ ra thận trọng, chưa mạnh dạn tái đàn hoặc mở rộng quy mô. Không ít chuồng trại tiếp tục để trống hoặc duy trì đàn ở mức tối thiểu.

Nguyên nhân chính là do lo ngại rủi ro dịch bệnh, nhất là dịch tả heo châu Phi và một số bệnh truyền nhiễm vẫn chưa được kiểm soát triệt để. Cùng với đó, chi phí đầu vào tăng cao cũng khiến người chăn nuôi e ngại. Hiện để nuôi một con heo nặng khoảng 100kg, người nuôi phải đầu tư từ 6,2 – 6,5 triệu đồng, trong đó phần lớn là chi phí con giống và thức ăn.

Ông Trần Văn Vĩnh, một hộ chăn nuôi ở phường Thới An, quận Ô Môn (TP. Cần Thơ) chia sẻ: “Giá heo giống loại 12 - 15kg hiện đã lên tới 2,5 - 3 triệu đồng/con. Trong khi đó, giá thức ăn cũng liên tục tăng, khiến tổng chi phí bị đội lên rất cao. Nếu chẳng may giá heo hơi lại giảm như trước, người nuôi sẽ lỗ nặng”.

Mặc dù hiện nay, giá heo tăng giúp người nuôi có lãi nhưng người dân vẫn rất thận trọng trong tái đàn, nhất là những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Mặc dù hiện nay, giá heo tăng giúp người nuôi có lãi nhưng người dân vẫn rất thận trọng trong tái đàn, nhất là những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Trần Thanh Sơn, Trưởng trạm Chăn nuôi và Thú y quận Ô Môn (TP. Cần Thơ) nhận định, dù giá heo tăng, người dân vẫn rất thận trọng, nhất là những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Chi phí nuôi cao, điều kiện vệ sinh, phòng dịch tại các hộ nhỏ lẻ không đảm bảo nên nguy cơ lỗ và dịch bệnh rất lớn.

Tính đến tháng 4/2025, tổng đàn heo toàn TP. Cần Thơ là 128.171 con vượt nhẹ kế hoạch năm nhưng vẫn giảm so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy dù giá thị trường khả quan, người dân vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng để tái đàn.

Ông Nguyễn Quốc Vinh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. Cần Thơ cho biết: Để khuyến khích người dân tái đàn heo một cách an toàn và hiệu quả, nhiều địa phương trong thành phố đã bắt đầu thúc đẩy các mô hình chăn nuôi quy mô trang trại, ứng dụng công nghệ cao và đảm bảo an toàn sinh học nhằm giảm chi phí và giảm dịch bệnh. Bên cạnh đó, một số hộ dân và doanh nghiệp chủ động sản xuất con giống, liên kết với nhà máy sản xuất thức ăn để giảm chi phí đầu vào.

Xem thêm
Chuyện thú y cơ sở: [Bài 1] Điểm tựa cho người chăn nuôi

QUẢNG BÌNH Trong 10 năm qua, lực lượng thú y cơ sở Quảng Bình đã trải qua giải thể rồi tái lập, để lại dấu ấn trong công tác phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi

Việt Nam phấn đấu đi đầu khu vực về quản lý sức khỏe đất

Việt Nam đặt mục tiêu trở thành quốc gia đi đầu trong khu vực về năng lực và hiệu quả quản lý sức khỏe đất trồng trọt và dinh dưỡng cây trồng.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Đồng Tháp tập huấn về AI cho cán bộ và người dân

Đồng Tháp tổ chức tập huấn AI nhằm nâng cao nhận thức chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh.

Nuôi biển tiên tiến - xu hướng tất yếu: [Bài 1] Tiến ra vùng biển hở

Nuôi biển bằng công nghệ tiên tiến, tiến ra biển xa là xu hướng tất yếu khi vùng ven bờ đã tồn tại một số bất cập.

Trong 4 năm, Ba Tri trồng gần 900.000 cây xanh

Bến Tre Trong giai đoạn 2021-2024, Ba Tri trồng được gần 900.000 cây xanh các loại, tạo cảnh quan ngày càng xanh - sạch - đẹp, tăng cường khả năng phòng hộ, giảm nhẹ thiên tai.