| Hotline: 0983.970.780

Nghề làm đường phên ở Cao Bằng khởi sắc nhờ giống mía mới

Thứ Năm 21/01/2021 , 10:19 (GMT+7)

Nhờ đưa các giống mía mới có năng suất, chất lượng cao vào canh tác, nghề làm đường phên tại huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng ngày một khởi sắc.

Diện tích trồng mía tại Quảng Hòa chiếm 70% tổng diện tích mía toàn tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Công Hải.

Diện tích trồng mía tại Quảng Hòa chiếm 70% tổng diện tích mía toàn tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Công Hải.

Huyện Quảng Hòa là vùng trồng mía trọng điểm của tỉnh Cao Bằng, chiếm khoảng 70% diện tích mía toàn tỉnh với diện tích 2.500ha, sản lượng 60 - 65 tấn/ha.

Năm 2020, huyện Quảng Hòa ước thu hơn 162.000 tấn mía, giá bán 850.000 - 900.000 đồng/tấn, chủ yếu phục vụ làm nguyên liệu cho Công ty Cổ phần Mía đường Cao Bằng. 

Bên cạnh bán mía tươi, từ bao đời nay bà con trồng mía tại Quảng Hòa còn có nghề ép mía lấy mật để làm đường phên. Khoảng đầu tháng 11, các hộ dân nơi đây bắt đầu vào mùa thu hoạch mía bởi đây là thời điểm mía rút nước nên có độ ngọt sắc, chất lượng mía đạt tốt nhất, sẽ đảm bảo đường thành phẩm thơm ngon và chất lượng. Khi đó cũng là lúc mọi người chuẩn bị lò, chảo nấu, khuôn làm đường phên.

Đến làng nghề truyền thống làm đường phên Bó Tờ, thị trấn Hòa Thuận thời điểm này đúng dịp thu hoạch mía, làm đường phên. Không khí làm đường phên phục vụ nhu cầu dịp Tết nguyên đán đang rất nhộn nhịp. Những con đường làng phơi đầy bã mía, cả làng thơm ngào ngạt mùi mật.

Cả xóm có khoảng 150 hộ và gần như 100% đều theo nghề trồng mía với diện tích hơn 30 ha, trong đó có hơn 80 hộ làm đường phên. Do chất lượng mía, mật tại Cao Bằng tốt nên đường phên làm ra đến đâu bán hết đến đó, thu nhập trung bình từ 50 - 100 triệu đồng/hộ/năm.

Anh Nông Văn Phương, xóm Bó Tờ cho hay, mía chọn làm đường phên thường phải là cây to, nhiều nước. Khi nấu đường phải tuân thủ nghiêm các quy định về sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm, không sử dụng hóa chất bảo quản, các sản phẩm 100% hoàn toàn tự nhiên.

Còn bà Đường Thị Sí, xóm Nà Mười, thị trấn Hòa Thuận chia sẻ, năm nay gia đình bà nấu khoảng 100 mẻ, mỗi mẻ cho 65 - 70kg đường phên. Với giá bán từ 20.000 - 25.000 đồng/kg, trừ chi phí gia đình bà thu lãi hơn 80 triệu đồng mỗi vụ mía.

Nghề làm đường phên tại Quảng Hòa, Cao Bằng ngày một khởi sắc nhờ đưa các giống mía mới có năng suất, chất lượng cao vào canh tác. Anhr: Công Hải.

Nghề làm đường phên tại Quảng Hòa, Cao Bằng ngày một khởi sắc nhờ đưa các giống mía mới có năng suất, chất lượng cao vào canh tác. Anhr: Công Hải.

Theo ông Hoàng Huy Hiệp, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Quảng Hòa, toàn huyện có hơn 200 hộ thường xuyên làm đường phên, tập trung chủ yếu ở thị trấn Hòa Thuận, xã Mỹ Hưng, Đại Sơn,... với sản lượng trên 600 tấn đường phên/năm.

Với kiến thức, kinh nghiệm có được, người trồng mía, làm đường phên tại Quảng Hòa đã chủ động chăm sóc cây mía, thay đổi giống mía địa phương hay bị bệnh, năng suất thấp sang trồng giống mía ROC10 có khả năng chịu được sâu bệnh, năng suất cao để có năng suất, chất lượng đường tốt nhất. Hiện 100% hộ dân làm đường phên tại Quảng Hòa đều sử dụng giống mía mới và áp dụng phương pháp canh tác, chăm sóc an toàn.

Nhờ đó, thương hiệu Đường phên Phục Hòa (huyện Phúc Hòa sáp nhập Quảng Uyên thành Quảng Hòa) có vị ngọt đậm, thơm ngon, dùng để làm nhân các loại bánh, nấu chè rất đặc biệt nên được khách hàng các tỉnh lân cận như Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn tin dùng.

Xem thêm
Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo rà soát cơ sở chăn nuôi ngoài quy hoạch

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông chỉ đạo tăng cường phòng ngừa, giải quyết tình trạng ô nhiễm, xử lý vi phạm pháp luật về môi trường, trong đó có chăn nuôi.

Người đàn ông tử vong sau hai lần bị chó cắn

BÀ RỊA - VŨNG TÀU Một người đàn ông 48 tuổi ở thành phố Phú Mỹ tử vong với các dấu hiệu nghi mắc bệnh dại, sau hai lần bị chó cắn nhưng không tiêm phòng.

Chia sẻ rủi ro, vì lợi ích lâu dài trong liên kết sản xuất lúa

CẦN THƠ Thúc đẩy hợp tác chặt chẽ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp là chìa khóa để thực hiện hiệu quả Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Phát triển đội tàu công suất lớn để gia tăng hiệu quả khai thác hải sản

Quảng Nam Giảm tàu cá khai thác ven bờ, phát triển tàu công suất lớn hoạt động vùng khơi, áp dụng công nghệ vào sản xuất là giải pháp để phát triển nghề thủy sản bền vững.

Cứu hộ cá thể gấu ngựa gần 20 tuổi

HẢI PHÒNG Vừa qua, Tổ chức Động vật Châu Á và Chi cục Trồng trọt và Kiểm lâm Hải Phòng cứu hộ thành công một cá thể gấu ngựa gần 20 tuổi do người dân nuôi.