| Hotline: 0983.970.780

Lào Cai mở rộng 533ha cây ăn quả ôn đới

Thứ Sáu 23/08/2024 , 10:28 (GMT+7)

Năm 2024, Lào Cai tập trung phát triển, mở rộng 533ha cây ăn quả ôn đới.

Cán bộ khuyến nông hướng dẫn nông dân bón phân, chăm sóc cây lê VH6. Ảnh: Lưu Hòa.

Cán bộ khuyến nông hướng dẫn nông dân bón phân, chăm sóc cây lê VH6. Ảnh: Lưu Hòa.

Tỉnh Lào Cai có điều kiện tự nhiên rất thích hợp để phát triển cây ăn quả ôn đới. Khai thác lợi thế này, những năm qua, địa phương đã tích cực phát triển một số cây ăn quả có thế mạnh như mận tam hoa, mận Tả Van, lê VH6, lê địa phương, đào... 

Năm 2024, Lào Cai tập trung phát triển, mở rộng 533ha cây ăn quả ôn đới tại các huyện Si Ma Cai, Mường Khương, Bát Xát, Bắc Hà và thị xã Sa Pa, nâng tổng diện tích toàn tỉnh đạt 5.040ha. Việc mở rộng diện tích cây ăn quả ôn đới phải bố trí thành vùng trồng tập trung, gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, kết hợp với du lịch.

Về thời vụ: Đối với cây mận, đào, thời vụ tốt nhất từ tháng 11 - 12 khi cây mận rụng lá và chuẩn bị đâm chồi, cũng là khi trồng có tỷ lệ sống cao nhất và vụ xuân từ tháng 2 - 3 sau khi rụng lá. Đối với cây lê, thời vụ tốt nhất từ tháng 12 năm trước tới tháng 1 năm sau khi cây rụng lá, chưa lên lá mới và lộc non.

Tiêu chuẩn cây giống: Đảm bảo các tiêu chuẩn về giống như: Không sâu bệnh, không cụt ngọn, kích cỡ cây giống đạt yêu cầu, tỷ lệ cây sống cao…; lựa chọn mua cây giống ở các cơ sở sản xuất giống có uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Việc phát triển các sản phẩm đặc hữu, có thế mạnh của địa phương được gắn liền với ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Xây dựng vườn cây ăn quả ôn đới sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với phát triển du lịch sinh thái. Nâng cao hơn nữa vai trò các HTX, tổ hợp tác trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là việc liên kết sản xuất. Tổ chức xúc tiến các hoạt động thương mại, quảng bá sản phẩm và triển khai xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho sản phẩm…

Xem thêm
Khởi công trang trại heo 300 tỷ đồng

GIA LAI Dự án sau khi đi vào hoạt động sẽ là mô hình hiện đại, thân thiện với môi trường, góp phần vào phát triển kinh tế và an sinh xã hội tại địa phương.

Bài toán nhân lực ngành thú y: [Bài 3] Đào tạo đi sâu vào 'chất'

Đào tạo nhân lực ngành thú y cần tập trung vào chất chứ không chỉ đi vào lượng. Thú y cũng cần được đào tạo chuyên khoa sâu như y khoa phục vụ con người.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

Khi nhà nghiên cứu được quyền 'thử sai'

Nghị quyết 57-NQ/TW kỳ vọng mở ra cơ hội cho Viện Lúa ĐBSCL hiện thực hóa các nghiên cứu phục vụ Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao đã ấp ủ nhiều năm.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản: [Bài 2] Mỗi hộ dân là một tuyên truyền viên

KHÁNH HÒA Chủ tịch Hội nông dân phường Cam Thuận cho rằng, mỗi hộ dân tham gia tập huấn là một tuyên truyền viên giúp lan tỏa nhận thức bảo vệ môi trường vùng nuôi rộng hơn.

Chặt phá rừng tự nhiên tại Bắc Kạn đã giảm

Tại tỉnh Bắc Kạn, tình trạng chặt phá rừng tự nhiên quy mô nhỏ vẫn diễn ra, tuy nhiên mức độ, số lượng vụ vi phạm đã giảm đáng kể so với những năm trước.