| Hotline: 0983.970.780

Kinh nghiệm trồng cải dưa

Thứ Năm 12/02/2015 , 09:21 (GMT+7)

Trồng cải bẹ làm dưa được nông dân nhiều nơi lựa chọn, nhất là trong cơ cấu 4 vụ rau màu/năm vì TGST ngắn (55 - 65 ngày/vụ), dễ chăm sóc, năng suất cao.

Nếu trừ chi phí có thể thu về 5 - 6 triệu đồng/sào. Để có ruộng rau chất lượng cao, an toàn cho người sử dụng, nông dân cần chú ý ở từng khâu SX.

Chọn và xử lý đất: Cải bẹ thích hợp trên những chân đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất giàu mùn, thoát nước tốt, đất có độ pH trung tính. Vì vậy, muốn có được lô rau chất lượng sau này, cần chọn và xử lý đất trồng được tốt và bổ sung vào đất rau một lượng phân chuồng nhất định (5 - 7 tạ/sào Bắc bộ) hoặc phân hữu cơ vi sinh thay thế.

Đất được cày bừa kỹ, vệ sinh cỏ dại và khử trùng bằng vôi tả hoặc thuốc gốc đồng, thuốc trừ sâu đất. Muốn hạn chế nấm và vi khuẩn trong đất, tốt nhất nên xử lý đất bằng chế phẩm sinh học nấm đối kháng Tricodecma (Biobus) bằng cách trộn cùng phân chuồng để bón lót.

Lên luống rau cao từ 20 - 25 cm, luống rộng (1,5 - 1,7 m), nạo vét dõng thường xuyên và đào hố kích thước 1 m3 ở 2 góc ruộng chéo nhau.

Cách thức gieo trồng: Áp dụng phương thức gieo vườn ươm rồi nhổ cây trồng ngoài ruộng SX thì cây cải sau trồng rất hay bị chột hoặc chết hàng loạt khiến cho tỷ lệ sống sót các cây sau trồng rất thấp.

Vì vậy, muốn khắc phục được hạn chế này nông dân cần áp dụng biện pháp gieo vãi hạt trên luống kết hợp với dặm tỉa sau này. Sau khi gieo xong cần dùng rơm rắc đều mặt luống để che phủ hạt và giữ phân lót. Lượng hạt gieo trung bình từ 0,7 - 0,8 gr hạt/m2.

Bón phân, chăm sóc: Vì cải bẹ có TGST ngắn nên để cây có dinh dưỡng, phát triển thuận lợi ngay giai đoạn đầu, cần bón lót cho ruộng một lượng phân cần thiết: 100% phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh thay thế + 100% supe lân + 30% đạm urê + 50% kali sun phát.

Sử dụng phân tổng hợp NPK 16-16-8 hoặc 13-13-13 +TE để bón lót cho rau (5 - 6kg/sào) thay thế phân đơn. Lượng phân còn lại chia làm hai lần để bón thúc rau.

Lần 1 bón sau gieo 20 - 25 ngày với lượng 40% urê + 30% kali. Lần 2 thúc cho rau sau lần 1 từ 15 - 20 ngày với lượng phân vô cơ còn lại (tổng lượng phân bón vô cơ cho 1 sào rau khoảng 3,5 - 5,5 kg urê + 4,5 - 5,5 kg lân supe + 2,5 - 3 kg kali sun phát).

Chú ý:

- Để dưa cải được an toàn cho người sử dụng người trồng tuyệt đối không được lạm dụng chất kích thích sinh trưởng GA3 hoặc đạm urê để thúc cho rau nhanh lớn. Vì làm vậy không chỉ rau bị ô nhiễm hóa học cao mà rau cũng rất dễ bị hư hại khi gặp thời tiết bất lợi hoặc bị sâu bệnh tấn công mạnh khi thân lá xanh non.

- Tuyệt đối không được sử dụng thuốc trừ cỏ cháy phun cho rau nhanh vàng để sớm thu hoạch và dễ bán.

Tốt nhất vào thời kỳ dưa cải bắt đầu cuốn nên sử dụng phân bón kali sun phát (0,5 lạng/bình 20l) + phân bón lá siêu vi lượng phun cho rau định kỳ 1 tuần/lần để giúp cho rau được cứng chắc, mẫu mã đẹp, chất lượng cao và ATVSTP. Nên ngừng bón phân trước thu hoạch 7 - 10 ngày.

Nước tưới: Cải bẹ là cây rau ngắn ngày lại có sinh khối lớn nên rất cần nước trong suốt thời gian sinh trưởng nhưng lại hay bị chết rạp khi gặp mưa úng. Do đó người trồng cần giữ ẩm thường xuyên cho rau và tiêu úng kịp thời.

Nên sử dụng nguồn nước đảm bảo an toàn cho rau (nước không ô nhiễm) và áp dụng biện pháp tưới ngấm. Trước khi thu hoạch khoảng 1 tuần cần hạn chế nước tưới.

Phòng trừ sâu bệnh: Cải bẹ hay bị các loài rệp gây hại thời điểm đầu vụ. Vì thế khi dặm tỉa không nên để cải quá dày, rậm rạp. Ngoài ra, rau còn bị các đối tượng như sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy, vi khuẩn thối nhũn... gây hại. Cần lựa chọn các loại thuốc sinh học phun trừ cho rau được an toàn nhất là thời kỳ cuối vụ, thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng khi sử dụng thuốc BVTV.

Xem thêm
Nuôi gà đẻ trứng áp dụng công nghệ tự động hiện đại

QUẢNG NINH Trang trại gà Tân An ở thị xã Quảng Yên ứng dụng phần mềm FarmGo để quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất giúp kiểm soát mọi thông tin liên quan đến đàn gà.

Cần sớm có vaccine dịch tả lợn Châu Phi cho lợn nái, đực giống

Đây là mong muốn của địa phương và người chăn nuôi nhằm tạo miễn dịch khép kín toàn đàn, kiểm soát dịch tả lợn Châu Phi (ASF) hiệu quả, giảm thiệt hại kinh tế.

Sơn La tìm giải pháp xây dựng vùng cà phê chè hữu cơ

Phó Chủ tịch tỉnh Sơn La làm việc với Viện Bảo vệ thực vật nhằm tìm ra những giải pháp xây dựng vùng cà phê chè hữu cơ.

Xã vùng biên mỗi năm 200 hộ thoát nghèo: Người trẻ nghĩ khác ở Lao Khô

SƠN LA Giữa đại ngàn Tây Bắc, nơi núi rừng Phiêng Khoài (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) tiếp giáp với nước bạn Lào có một bản nhỏ mang tên là Lao Khô.

Cơ hội việc làm ngành nông nghiệp rộng mở với sinh viên

THÁI NGUYÊN Tại ngày hội việc làm của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, trong khi chỉ có 300 sinh viên ra trường thì nhu cầu tuyển dụng từ doanh nghiệp lên tới 4.000 vị trí.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Tăng tốc hoàn thiện dữ liệu phục vụ EUDR, bảo đảm xuất khẩu không gián đoạn

Hệ thống dữ liệu phục vụ cho việc khai báo truy xuất nguồn gốc theo quy định EUDR vẫn cần hoàn thiện để đảm bảo việc xuất khẩu duy trì khi EUDR có hiệu lực.

Bình luận mới nhất