| Hotline: 0983.970.780

Kinh nghiệm tổ chức hội nghị đầu bờ

Thứ Năm 26/02/2015 , 09:50 (GMT+7)

Trong các phương pháp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật (TBKT) đến với người nông dân của cán bộ ngành nông nghiệp thì hội nghị (hội thảo) "đầu bờ” là một hình thức mang lại hiệu quả thiết thực.

Hội nghị có tác dụng phổ biến kiến thức mới, cách làm ăn mới hoặc kết quả trình diễn về một phương thức làm ăn mang lại hiệu quả kinh tế cao… tại hiện trường. Người nông dân được mắt thấy, tai nghe và được chứng kiến từ TBKT mới mà từ trước tới nay chưa từng thấy (hoặc mới chỉ được nghe).

Vì vậy hội nghị đầu bờ chính là một hình thức huấn luyện cho nông dân bằng cách trao đổi trực tiếp những kinh nghiệm, phương pháp làm ăn mới, tư duy mới trong SX nông nghiệp nhằm đánh giá và giải quyết những vướng mắc ngay tại hiện trường.

Để hội nghị đầu mang lại hiệu quả cao nhất thì cán bộ khuyến nông cần phải làm tốt một số công việc sau:

Công tác chuẩn bị

 Đây là công việc quan trọng góp phần vào thắng lợi của buổi hội thảo. Vì vậy cán bộ khuyến nông phải chuẩn bị báo cáo về mô hình thật chi tiết và cụ thể.

 Đặc biệt trong báo cáo phải nhấn mạnh những cái mới, hiệu quả kinh tế và xã hội do mô hình mang lại so với tập quán cũ của người dân; tính khả thi, tính nhân rộng và những kiến nghị, đề xuất (nếu có) khi nhân rộng mô hình.

Chuẩn bị hiện trường tốt để người nông dân có thể đi lại và quan sát dễ dàng. Khuyến khích chủ hộ trực tiếp làm mô hình đứng ra giới thiệu, báo cáo kết quả và trả lời những vướng mắc về mô hình khi có người hỏi.

Để làm tốt vấn đề này đòi hỏi cán bộ khuyến nông phải chuẩn bị trước đề cương báo cáo, chuẩn bị trước cho chủ hộ một số tình huống sẽ bị chất vấn và phương pháp trả lời. Đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp thì cán bộ khuyến nông phải làm thay nội dung này.

Ngoài ra cần chuẩn bị phương tiện nghe nhìn như áp phích, băng rôn, loa đài…

Quá trình hội thảo

Cần thuyết trình ngắn ngọn, dùng những từ dân dã dễ hiểu, dễ làm và dễ áp dụng. Tập trung vào tính mới, tính khoa học và hiệu quả kinh tế của mô hình. Có thể kết hợp vừa thuyết trình vừa chỉ dẫn hiện trạng cụ thể trong mô hình.

Để làm được nội dung này mang lại hiệu quả, đòi hỏi cán bộ khuyến nông cần có kinh nghiệm và kỹ năng báo cáo thuyết trình tại hiện trường.

+ Cán bộ khuyến nông phải có tay nghề thành thạo, hiểu được khả năng, trình độ nhận thức của nông dân và có kỹ năng thuyết trình (báo cáo) trên hiện trường.

+ Có khả năng phân tích tình huống, diễn giải và thâu tóm những nội dung và yêu cầu chính của mô hình.

+ Biết cách gợi mở những thông tin quan trọng của mô hình cần chuyển giao tới người nông dân để họ tìm hiểu, ghi nhớ và áp dụng.

+ Biết cách gợi ý cho người nông dân những vấn đề quan trọng của mô hình cần tham gia thảo luận để người dân nắm bắt và chủ động trong quá trình thảo luận nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Đây cũng chính là hình thức chuyển giao TBKT dễ hiểu nhất và nhớ lâu nhất đối với người nông dân.

Kết thúc hội thảo

Cán bộ khuyến nông phải tóm tắt được những vấn đề chủ yếu nhất trong mô hình mà người nông dân đã được nghe, nhìn và thảo luận; các biện pháp kỹ thuật chủ yếu đã được áp dụng, bài học kinh nghiệm rút ra qua buổi hội thảo; thông tin tới người nông dân những hoạt động khuyến nông sẽ được triển khai thực hiện tại địa phương (nếu có)...

Đặc biệt phải gợi ý được với bà con về kế hoạch xây dựng và nhân rộng mô hình; trách nhiệm của các cấp, các ngành, của khuyến nông địa phương khi nhân rộng mô hình và khi mô hình không còn được sự đầu tư của Nhà nước thì sẽ được nhân rộng ở mức độ nào?

Xem thêm
Người nuôi heo có lời nhưng vẫn dè dặt tái đàn

ĐBSCL Giá heo hơi tại ĐBSCL tăng mạnh, giúp nhiều hộ nuôi có lãi khá, tuy nhiên, lo ngại dịch bệnh và chi phí cao khiến nhiều người không dám mạnh dạn tái đàn.

Chuyện thú y cơ sở: [Bài cuối] Lo lắng vẫn còn

QUẢNG BÌNH Lượng thú y cơ sở tại Quảng Bình mới được tái lập chưa tròn một năm, nay đứng trước những thách thức mới khi chủ trương bỏ cấp huyện được triển khai trên toàn quốc.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

'Hồi sinh' giống lúa mùa đặc sản quý hiếm

LONG AN Từ những dòng gen sót lại trên vùng trũng nhiễm phèn ở vùng biên giới Long An, các nhà khoa học phục tráng thành công giống lúa huyết rồng bản địa quý hiếm.

Nuôi biển tiên tiến - xu hướng tất yếu: [Bài cuối] Nhà khoa học đồng hành

Theo PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III, việc nuôi biển xa bờ ứng dụng công tiên tiến, công nghệ cao là xu hướng và tất yếu.

Trồng đưng ở đầm ngập mặn

Đầm ngập mặn ở Phổ Thạnh đang dần được phủ xanh bởi những cây đưng, giúp bảo vệ đất, tạo ra môi trường thuận lợi để sản xuất muối sạch, chất lượng cao.