| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang khởi động 12 cánh đồng tham gia Đề án 1 triệu ha lúa

Thứ Sáu 15/11/2024 , 08:35 (GMT+7)

Ngoài 2 cánh đồng tại Tân Hiệp và An Minh được Bộ NN-PTNT phối hợp cùng tỉnh khởi động, Kiên Giang sẽ đồng loạt khởi động 10 cánh đồng ở các huyện còn lại.

12/15 huyện, thành phố tham gia Đề án

Kiên Giang là tỉnh sản xuất lúa lớn nhất tại vựa lúa ĐBSCL với diện tích gieo trồng hơn 700.000ha/năm, sản lượng đạt từ 4,4 - 4,5 triệu tấn/năm. Ngoại trừ huyện đảo Kiên Hải và thành phố Phú Quốc, các huyện, thành phố còn lại đều có sản xuất lúa, trong đó riêng huyện Hòn Đất mỗi năm đạt sản lượng hơn 1 triệu tấn.

Kiên Giang đã khởi động 2 cánh đồng thí điểm tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, còn 10 cánh đồng đang được tiếp tục triển khai ở các địa phương khác trong thời gian tới. Ảnh: Trung Chánh.

Kiên Giang đã khởi động 2 cánh đồng thí điểm tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, còn 10 cánh đồng đang được tiếp tục triển khai ở các địa phương khác trong thời gian tới. Ảnh: Trung Chánh.

Tham gia Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tỉnh Kiên Giang đăng ký thực hiện với diện tích 200.000ha. Theo đó, tỉnh đã chọn 12/15 huyện, thành phố trên địa bàn để triển khai Đề án, gồm: Giang Thành, Kiên Lương, Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận và TP Rạch Giá.

Tại Kiên Giang, có 2 cánh đồng được Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang khởi động tham gia Đề án. Trong đó, cánh đồng thuộc vùng chuyên sản xuất lúa 2 - 3 vụ/năm được thực hiện tại Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Thanh niên Phú Hòa (xã Tân Hội, huyện Tân Hiệp), khởi động vụ đầu tiên trên diện tích 50ha, với 25 hộ tham gia.

Cánh đồng tiếp theo khởi động trên vùng sản xuất luân canh 1 vụ lúa, 1 vụ tôm (lúa – tôm) tại Hợp tác xã Dịch vụ Tôm cua lúa Thạnh An (xã Đông Thạnh, huyện An Minh) với diện tích 10ha, có 13 hộ thành viên tham gia làm “Lúa hữu cơ - Tôm sinh thái”. Cánh đồng thí điểm trên đất lúa – tôm là mô hình đặc biệt, Kiên Giang là tỉnh đầu tiên tại ĐBSCL làm thí điểm.

Ông Lê Văn Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang cho biết, để có cơ sở nhân rộng diện tích tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao theo diện tích tỉnh đã đăng ký, Kiên Giang sẽ triển khai 12 mô hình thí điểm tại 12 huyện, thành phố có trồng lúa. Ngoài 2 cánh động đã khởi động, còn lại 10 mô hình tỉnh đã có kế hoạch triển khai trong vụ lúa đông xuân 2024 - 2025.

Tập huấn kỹ thuật cho nông dân

Tiền đề để Kiên Giang đăng ký tham gia thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao là nông dân trong tỉnh đã tham gia Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam – VnSAT. Hàng chục ngàn lượt nông dân đã được tập huấn kỹ thuật và có khoảng 25.000ha lúa đang duy trì áp dụng quy trình “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”.

Theo ông Lê Văn Dũng, Sở NN-PTNT Kiên Giang đã chỉ đạo một số đơn vị chuyên môn, trong đó có Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai thực hiện quy trình “1 phải, 6 giảm” (thêm 1 tiêu chí giảm nữa là giảm lượng phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa). Đồng thời, tiếp tục tăng cường tập huấn cho nông dân với tổng số 120 lớp tại 12 địa phương có mô hình khởi động thí điểm.

Nông dân tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao ngoài được khuyến nông tập huấn kỹ thuật còn được hỗ trợ ứng dụng thiết bị cơ giới hóa trong các khâu sản xuất lúa. Ảnh: Trung Chánh.

Nông dân tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao ngoài được khuyến nông tập huấn kỹ thuật còn được hỗ trợ ứng dụng thiết bị cơ giới hóa trong các khâu sản xuất lúa. Ảnh: Trung Chánh.

Lực lượng cán bộ tổ khuyến nông cộng đồng sẽ trực tiếp tham gia tập huấn cho nông dân, nội dung chủ yếu là về quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL, áp dụng cho vùng sản xuất trong Đề án 1 triệu ha lúa đã được Cục Trồng trọt ban hành.

Cùng với đó, tỉnh Kiên Giang cũng đã có chính sách hỗ trợ ngân sách cho các hợp tác xã tham gia Đề án thực hiện mô hình thí điểm với mức hỗ trợ 50% vật tư đầu vào như giống, phân bón và một số dụng cụ, thiết bị cơ giới hóa, cảm biến đo mực nước... để gắn trên đồng ruộng áp dụng kỹ thuật tưới ngập - khô xen kẽ.

Theo đó, mức hỗ trợ này sẽ được duy trì trong 3 vụ lúa liên tiếp đối với các cánh đồng thực hiện thí điểm ở các địa phương. Mục tiêu là giảm lượng lúa giống gieo sạ còn dưới 70kg/ha, giảm 30% lượng phân bón hóa học và thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học, giảm 20% lượng nước tưới so với canh tác truyền thống, di chuyển rơm rạ ra khỏi đồng ruộng sau các vụ thu hoạch lúa.

Xem thêm
Dịch tả lợn Châu Phi tại Nghệ An lây lan nhanh

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An xảy ra một số loại dịch bệnh chăn nuôi nguy hiểm, đáng ngại hơn cả là diễn biến dịch tả lợn Châu Phi trong thời gian gần đây.

Phòng chống dịch tả lợn Châu Phi từ cơ sở giết mổ

GIA LAI Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp, ngành chức năng Gia Lai tăng cường phòng chống, đặc biệt là từ cơ sở giết mổ động vật tập trung.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Trí thức trẻ Việt góp sức cùng đất nước bước vào kỷ nguyên chuyển đổi số

HÀ NỘI Sáng 19/7, Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ VI, năm 2025 chính thức khai mạc tại Đại học VinUni.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Siết chặt bảo vệ rừng trong mùa khai thác hạt ươi

ĐÀ NẴNG Mùa ươi không chỉ giúp bà con cải thiện sinh kế mà còn là thử thách cho công tác bảo vệ rừng, đòi hỏi trách nhiệm của cả người dân và lực lượng chức năng.

Bình luận mới nhất