Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Tư, 7/5/2025 15:22 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Khởi nghiệp từ mô hình trồng lan, lãi nửa tỷ đồng/năm

Thứ Hai 17/04/2017 , 07:30 (GMT+7)

Với diện tích 1.500m2 trồng lan, chị Lê Thị Hồng Hạnh ở thôn Phú Trung, xã Vĩnh Thạnh, TP Nha Trang (Khánh Hòa) mỗi năm cung ứng cho thị trường trên dưới 10.000 chậu hoa...

Với diện tích 1.500m2 trồng lan, chị Lê Thị Hồng Hạnh ở thôn Phú Trung, xã Vĩnh Thạnh, TP Nha Trang (Khánh Hòa) mỗi năm cung ứng cho thị trường trên dưới 10.000 chậu hoa, với giá dao động từ 40 - 400 ngàn đồng/chậu (tùy loại), sau khi trừ chi phí lãi nửa tỷ đồng.

08-07-19_6
Chị Hạnh giới thiệu chậu lan trầm hương

Chị Hạnh cho biết, gia đình chị có thâm niên trồng lan hơn 15 năm. Lúc đầu, vì yêu thích màu sắc và mùi hương của lan rừng nên chỉ trồng chơi cảnh. Nhưng sau đó, nhận thấy hoa lan có giá trị kinh tế, được nhiều người chơi hoa “săn” lùng nên chị quyết định khởi nghiệp trồng lan.

Những ngày đầu trồng đại trà, chị Hạnh gặp không ít khó khăn do không nắm vững kỹ thuật, nên bị hao hụt nhiều. Nhưng nhờ chịu khó vừa làm, vừa học hỏi nên chỉ sau 2 năm tay nghề trồng lan của chị đã vượt bậc và có thể điều khiển lan ra hoa đáp ứng nhu cầu của người chơi. Cũng từ đó, hoa lan của gia đình chị được nhiều người biết đến.

“Lúc khởi nghiệp tôi chủ yếu trồng lan rừng như Long tu, Kim điệp, Thủy tiên, Hồng nhạn, Đuôi cáo, Hải yến, Hỏa hoàng... hàng năm cũng cho thu nhập khá. Nhưng về sau, lan rừng ngày càng quý hiếm nên tôi chuyển sang trồng công nghiệp. Trong vườn nhà có trên 10 loại lan như Cattleya, Dendro, Vanda, trầm hương... chủ yếu nhập từ Thái Lan và Đài Loan”, chị Hạnh chia sẻ.

Không chỉ làm giàu cho bản thân, mô hình trồng lan của gia đình chị còn tạo công ăn việc làm cho 10 lao động, với mức thu nhập trung bình 4 triệu đồng/người/tháng. Theo người làm công, công việc trồng lan và chăm sóc rất nhẹ nhàng và đơn giản.

Dẫn chúng tôi tham quan vườn lan, chị Hạnh giới thiệu với diện tích 1.500m2, nhưng do trồng theo kiểu cuốn chiếu nên thu hoạch liên tục.

Theo chị Hạnh, để cây cho hoa đẹp thì người trồng phải hiểu được đặc tính của loài lan là ưa ánh nắng vừa phải, thoáng nên trước khi trồng cần phải thiết kế vườn đảm bảo có điều kiện trên. Vườn lan của chị được xây dựng bằng giàn để treo hoa (cách đất từ 1,5 - 2m), trên được bố trí lưới che mát (loại lưới có độ che nắng 50%).

Khâu chăm sóc rất quan trọng. Ngày tưới 1 lần cho cây, nhưng tưới vừa phải. Tránh nước tưới bị nhiễm phèn sẽ sinh ra rong rêu, làm cây kém phát triển. Nên đầu tư bể lọc để lọc nước trước khi bơm tưới.

Đặc biệt, trước khi “ép” lan ra hoa phải nuôi dưỡng cây cho khỏe bằng cách bón phân đầy đủ và hợp lý theo chỉ dẫn.

Ở giai đoạn cây con, chủ yếu bón phân NPK 20-20-20, mỗi tuần 1 lần; đồng thời quan sát để phòng trừ nấm bệnh gây hại. Giai đoạn cây trưởng thành thì bón phân NPK 10-50-10 mỗi tuần 1 lần và lưu ý phòng trừ nấm bệnh. Sau 8 tháng mới tiến hành kích thích để lan ra hoa.

Hình ảnh vườn lan nhà chị Hạnh:

08-07-19_1
 

08-07-19_2
 

08-07-19_4
 

08-07-19_5
 

08-07-19_3

Xem thêm
Nuôi cầy hương nếu chủ quan rất dễ trắng tay

Việc chăm sóc cầy hương không khó, nhưng nếu người nuôi không có niềm say mê, kiến thức, thậm chí chỉ cần lơ là, chủ quan là rất dễ trắng tay.

Hơn 50.000 người dân Bắc Ninh tham gia tổng vệ sinh môi trường

BẮC NINH Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Bắc Ninh triển khai thành công tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 1/2025 trên địa bàn toàn tỉnh.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

‘Cha đẻ’ của những giống cà phê chủ lực

Trải qua hơn 40 năm nghiên cứu, WASI đã chọn tạo ra nhiều giống cà phê chủ lực phục vụ trồng và tái canh cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản: [Bài cuối] Chìa khóa để phát triển bền vững

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường là yếu tố then chốt để nuôi biển phát triển bền vững trong bối cảnh ngành thủy sản nước ta đang chuyển mình mạnh mẽ.

Người dân tự nguyện bàn giao 2 cá thể gấu về với thiên nhiên

YÊN BÁI 'Khi được tuyên truyền, vận động, tôi nhận thấy cần trả lại chúng về với thiên nhiên', ông Đỗ Văn Vượng, người nuôi gấu hợp pháp tại Yên Bái chia sẻ.