| Hotline: 0983.970.780

Khi nào TP.HCM triển khai gắn microchip trên chó, mèo?

Thứ Sáu 26/04/2024 , 13:57 (GMT+7)

Nếu quy định tạm thời về quản lý nuôi chó, mèo được thông qua, TP.HCM sẽ triển khai thí điểm gắn microchip trên chó, mèo một số khu vực nhất định trong nội thành.

Việc gắn chíp tạo thuận tiện trong việc quản lý, truy xuất các thông tin liên quan như chủ vật nuôi, lịch sử tiêm phòng, giống... Ảnh: Nguyễn Thủy.

Việc gắn chíp tạo thuận tiện trong việc quản lý, truy xuất các thông tin liên quan như chủ vật nuôi, lịch sử tiêm phòng, giống... Ảnh: Nguyễn Thủy.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. HCM (Sở NN-PTNT), hiện toàn thành phố có trên 184.000 con chó, mèo. Trong đó, trên 34% được nuôi tại 5 huyện ngoại thành gồm Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ. Trong đó, chó lai trên 29.000 con (chiếm 15,8% tổng đàn), chó ngoại trên 26.000 con (chiếm 14,26% tổng đàn), chó ta trên 121.000 con chiếm 66,19% tổng đàn.

Thời gian qua, trên địa bàn TP. HCM xảy ra nhiều trường hợp chó gây ồn ào, ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh nơi công cộng, chó tấn công người, chó chạy ra đường gây tai nạn giao thông. Ngoài ra, chó nuôi cũng là nguồn lây lan nhiều dịch bệnh từ động vật sang người, trong đó có bệnh dại.

Theo số liệu của ngành y tế, hằng năm tại TP. HCM số lượng người bị chó, mèo cắn phải đi tiêm phòng rất lớn, gây thiệt hại kinh tế do tốn chi phí tiêm phòng, điều trị dự phòng.

Bên cạnh đó, tại TP. HCM trong thời gian qua phát sinh nhiều trường hợp hộ dân nuôi chó với số lượng lớn, gây mùi hôi, tiếng ồn, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của các hộ dân sinh sống xung quanh khu vực, phát sinh đơn thưa khiếu nại kéo dài, chưa giải quyết đứt điểm được do còn hạn chế về căn cứ, quy định để xử lý.

Trong khi đó, việc áp dụng các quy định hiện nay gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý và xử lý do những quy định này chưa cụ thể, chi tiết đối với hoạt động chăn nuôi động vật làm cảnh, nhất là đối với những hộ nuôi chó với số lượng lớn.

Ngoài ra, hiện vẫn chưa có quy định về điều kiện cho các điểm kinh doanh động vật làm cảnh, các quy định về nuôi nhốt chó tại các phòng khám để đảm bảo tính nhân đạo và môi trường trong quá trình chăn nuôi.

Trước tình hình trên, ngày 27/2, Sở NN-PTNT TP. HCM có tờ trình UBND TP. HCM xin chủ trương xây dựng Quy định tạm thời về quản lý nuôi chó, mèo trên địa bàn TP. HCM. Trong đó, quy định rõ trách nhiệm của chủ vật nuôi. Đồng thời, khuyến khích các hộ nuôi gắn microchip trên chó, mèo nhằm quản lý các thông tin liên quan chó, mèo nuôi ở mức độ cá thể (phối giống, tiêm phòng, kiểm dịch vận chuyển…).

Ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng Chăn nuôi dịch tễ, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. HCM. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng Chăn nuôi dịch tễ, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. HCM. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Chia sẻ tại buổi họp báo về tình hình kinh tế xã hội chiều 25/4, ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng Chăn nuôi dịch tễ, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. HCM cho biết, nếu quy định tạm thời về quản lý nuôi chó, mèo trên địa bàn được UBND TP. HCM thông qua, Chi cục Chăn nuôi và Thú y sẽ tham mưu Sở NN-PTNT triển khai thí điểm tại một số khu vực nhất định trong nội thành.

Sau đó, tiến hành đánh giá về hiệu quả và khuyến khích các hộ nuôi chó mèo trên địa bàn thành phố gắn chíp, đặc biệt là các hộ nuôi chó, mèo cảnh có giá trị.

“Việc gắn chíp sẽ thuận tiện trong việc quản lý, truy xuất thông tin liên quan như chủ vật nuôi, lịch sử tiêm phòng, giống, di chuyển động vật từ nơi này đến nơi khác được chặt chẽ. Từ đó, các thông tin dữ liệu sẽ được cập nhật vào cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý nhà nước...”, ông Dũng nói.

Việc người dân đăng ký chăn nuôi với chính quyền địa phương sẽ giúp cho cơ quan nhà quản lý chặt chẽ được tổng đàn chó, mèo nuôi trên địa bàn đến từng ấp thông qua việc đăng ký và khai báo hoạt động chăn nuôi,…

Việc đăng ký kê khai hoạt động chăn nuôi với chính quyền địa phương đầy đủ tạo thuận lợi xây dựng kế hoạch giám sát dịch bệnh, tiêm phòng. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Việc đăng ký kê khai hoạt động chăn nuôi với chính quyền địa phương đầy đủ tạo thuận lợi xây dựng kế hoạch giám sát dịch bệnh, tiêm phòng. Ảnh: Nguyễn Thủy.

"Đây là cơ sở để triển khai các biện pháp quản lý chăn nuôi, phòng chống, giám sát dịch bệnh như dự trù vacxin, các nguồn lực để triển khai phù hợp với thực tế và đạt hiệu quả cao, góp phần duy trì thành công TP. HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại cũng như bảo vệ sức khỏe của người dân.

Nếu người dân nuôi chó mèo không đăng ký, kê khai hoạt động chăn nuôi với chính quyền địa phương đầy đủ thì số liệu về tổng đàn chó, mèo nuôi trên địa bàn sẽ không được cập nhật đầy đủ và chính xác. Điều này ảnh hưởng đến công tác xây dựng kế hoạch giám sát dịch bệnh, công tác tiêm phòng vacxin để phòng bệnh dại", ông Dũng cho hay.

Cũng tại Quy định tạm thời, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. HCM khuyến nghị người dân hạn chế nuôi các giống chó to con, bản tính hung dữ như chó Pit Bull (Mỹ), chó Perro de Presa Canarios (Tây Ban Nha), chó săn Dogo Argentinos (Argentina), chó Tosa (Nhật Bản) và chó Fila Brasileiros (Brazil)... Quy định này cũng đưa ra yêu cầu về quản lý môi trường, quản lý tiếng ồn trong việc nuôi chó, mèo. 

Hành vi thả rông chó chưa tiêm phòng vacxin dại bị xử phạt từ 1-2 triệu đồng

Liên quan đến mức xử phạt hành vi thả rông chó mèo, ông Nguyễn Văn Dũng cho biết, theo Nghị định số 90/2017/NĐ-CP được sửa đổi tại Nghị định số 04/2020/NĐ-CP có quy định hành vi thả rông không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng sẽ bị xử phạt từ 1-2 triệu đồng. Bên cạnh đó, chó thả rông bị bắt giữ mà không tiêm phòng vacxin phòng bệnh dại sẽ bị xử phạt từ 1-2 triệu đồng.

“Đây là mức xử phạt hợp lý trong tình hình hiện nay. Qua thực tế, một số chủ chó thả rông cũng có khả năng chi trả mức xử phạt này”, ông Nguyễn Văn Dũng nói.

Ngoài ra, trường hợp chó thả rông cắn người, gây thương tích thì chủ nuôi phải chịu trách nhiệm và chi trả các chi phí liên quan, nếu trường hợp nghiêm trọng cũng sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Để giải quyết vấn đề chó thả rông nơi công cộng, không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, ông Dũng cho biết, hiện thành phố đang tiếp tục triển khai thực hiện công tác tập huấn tuyên truyền cho người dân nuôi chó, mèo nhằm nâng cao ý thức của người dân để thực hiện đúng theo quy định.

Xem thêm
Tăng hiệu suất sử dụng đất nhờ mô hình trại lợn nhiều tầng

Dù mức đầu tư cao hơn 1,5 - 1,8 lần bình thường, mô hình trại lợn nhiều tầng cho thấy hiệu quả vượt trội khi giúp tăng hiệu suất sử dụng đất từ 4–10 lần.

Triển vọng phát triển 3.000ha cây gai xanh tại Quảng Trị

Cây gai xanh AP1 trồng thử nghiệm tại Quảng Trị phát triển tốt, mang lại tín hiệu khả quan.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

'Hồi sinh' giống lúa mùa đặc sản quý hiếm

LONG AN Từ những dòng gen sót lại trên vùng trũng nhiễm phèn ở vùng biên giới Long An, các nhà khoa học phục tráng thành công giống lúa huyết rồng bản địa quý hiếm.

Tuần biển cùng Kiểm ngư Quảng Bình

Quảng Bình Có dịp tuần biển cùng Kiểm ngư Quảng Bình, sẽ thấy, không chỉ tuần tra, kiểm soát tàu cá hoạt động trên biển, họ còn là người đồng hành tin cậy với ngư dân

'Rừng xanh lên 2025': Chung tay hồi sinh rừng Tây Bắc

Sơn La Sơn La là một trong những địa phương tiên phong lan tỏa cách làm xã hội hóa phục hồi rừng từ cộng đồng, tạo chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động.