| Hotline: 0983.970.780

Khánh Hòa giám sát phát hiện sớm, phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

Thứ Hai 05/10/2020 , 15:30 (GMT+7)

Để chủ động giám sát phát hiện sớm, cảnh báo và áp dụng các biện pháp phòng chống dịch tả lợn Châu Phi hiệu quả, tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kế hoạch ứng phó.

Khánh Hòa đang nỗ lực phòng chống dịch tả lợn Châu Phi. Ảnh: KS.

Khánh Hòa đang nỗ lực phòng chống dịch tả lợn Châu Phi. Ảnh: KS.

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa quyết định ban hành kế hoạch phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, nhằm chủ động giám sát phát hiện sớm, cảnh báo, áp dụng kịp thời có hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch.
Cụ thể, đảm bảo áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh nhằm giảm thiểu tổn thất về kinh tế, hạn chế tác động xấu của giá thịt lợn đến giá tiêu dùng, môi trường và các hoạt động thương mại động vật, sản phẩm động vật.

Về vấn đề trên, UBND tỉnh giao Sở NN-PTNT chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan, tổ chức triển khai kế hoạch theo đúng quy định.

Kinh phí dự kiến triển khai kế hoạch phòng chống dịch tả lợn Châu Phi vào các tháng cuối năm 2020 trên địa bàn tỉnh là hơn 2,2 tỷ đồng. Trong đó có kinh phí mua hóa chất dự trữ chống dịch và hóa chất vệ sinh tiêu độc; lấy mẫu giám sát bệnh và mẫu khi xuất hiện dịch bệnh…

Theo Sở NN-PTNT Khánh Hòa, trong 9 tháng đầu năm 2020 bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện trở lại trên địa bàn từ ngày 6/1/2020. Dịch bệnh xảy ra tại 6 hộ chăn nuôi, 6 thôn, 6 xã, 3 huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh và TP Cam Ranh với tổng đàn lợn là 228 con, số lượng lợn chết, bệnh buộc tiêu hủy là 188 con, khối lượng 13.655 kg. Ổ dịch cuối cùng vào ngày 22/8/2020 và từ đó đến nay trên địa bàn không có ổ dịch mới phát sinh.

 Được biết, tính đến 30/9, tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa khoảng 306.730 con, đạt 111,6% so với cùng kỳ.

Xem thêm
Hợp tác nhiều bên phòng chống hiệu quả bệnh dại

5 năm qua, sự hợp tác giữa địa phương, tổ chức chuyên môn, doanh nghiệp, chủ nuôi, cộng đồng… đã tạo nên thành công trong phòng chống bệnh dại ở Đức Huệ, Long An.

Ngư dân 'giải nghệ', trồng dừa làm giàu

BÌNH ĐỊNH Khi nghề biển cho thu nhập bấp bênh, ông Thâm liền ‘giải nghệ’ về làm nông với 100 cây dừa xiêm và 1.500m2 đất trồng rau, mỗi năm kiếm trên 200 triệu đồng.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Tàu cá thiếu lao động trầm trọng: [Bài 1] Nghề nguy hiểm, thu nhập thấp

Nghề biển được xem là 'nghề nguy hiểm' bởi rủi ro luôn rình rập, thu nhập lại bấp bênh khiến lao động chẳng còn mấy ai tha thiết gắn bó.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.