| Hotline: 0983.970.780

Khẩn trương điều chỉnh quy hoạch làm âu thuyền Đại Ngãi và Mỹ Xuyên

Thứ Tư 21/05/2025 , 18:02 (GMT+7)

SÓC TRĂNG Âu thuyền Đại Ngãi và Mỹ Xuyên là 'mảnh ghép' cuối cùng để Sóc Trăng kiểm soát nguồn nước, kết nối các dự án đã đầu tư trước đó, khép kín hệ thống thủy lợi.

Hai âu thuyền Đại Ngãi và Mỹ Xuyên thuộc tiểu dự án 2.3 của Dự án Chống chịu khí hậu và Chuyển đổi tổng hợp vùng ĐBSCL (MERIT - WB11).

Theo UBND tỉnh Sóc Trăng, dự kiến âu thuyền Đại Ngãi được xây dựng cách cầu Đại Ngãi (trên quốc lộ 91B) khoảng 1.600m về phía trong kênh Saintard (thuộc xã Đại Ngãi và Long Đức, huyện Long Phú).

Âu thuyền Mỹ Xuyên dự kiến nằm trên sông Bảy Sào, cách ngã ba sông Dù Tho khoảng 2.200m về phía Bắc, thuộc xã Tham Đôn (huyện Mỹ Xuyên) và xã Thạnh Thới Thuận (huyện Trần Đề). 

Hiện các đơn vị liên quan đã thực hiện điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cục bộ đoạn đường quản lý vận hành và kết nối giao thông từ cống âu thuyền.

Hiện trạng vị trí dự kiến xây dựng âu thuyền Đại Ngãi. Ảnh: CĐT.

Hiện trạng vị trí dự kiến xây dựng âu thuyền Đại Ngãi. Ảnh: CĐT.

Cụ thể, đối với âu thuyền Mỹ Xuyên, UBND huyện Mỹ Xuyên đang xem xét điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cục bộ đoạn đường quản lý vận hành và kết nối giao thông từ cống đến tuyến đường HL12 (tuyến tôm - lúa) dài khoảng 1.450m vào quy hoạch giao thông và kế hoạch sử dụng đất của xã Tham Đôn.

UBND huyện Trần Đề đang xem xét điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cục bộ đoạn đường quản lý vận hành và kết nối giao thông từ cống đến chân cầu An Nô (tuyến đường về Vĩnh Châu) dài khoảng 3,5km vào quy hoạch giao thông và kế hoạch sử dụng đất của xã Thạnh Thới Thuận.

Đối với âu thuyền Đại Ngãi, phải thực hiện điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung của các xã, mất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, theo chỉ đạo của UBND tỉnh Sóc Trăng, công tác lập quy hoạch đô thị và nông thôn trên địa bàn tỉnh phải tạm dừng. Do đó, việc điều chỉnh quy hoạch chung của xã chưa khả thi.

Ngoài ra, theo quy hoạch sử dụng đất huyện Long Phú đến năm 2030 đã được UBND tỉnh Sóc Trăng phê duyệt, hiện chưa có dự án cống âu thuyền Đại Ngãi và các đường dẫn hai bên xã Long Đức và xã Hậu Thạnh.

Trước khó khăn trên, mới đây, ông Vương Quốc Nam – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng đã làm việc với một số sở, ngành, địa phương có liên quan.

Ông Nam đề nghị Sở Nông nghiệp và Môi trường Sóc Trăng phối hợp chặt chẽ cùng đơn vị tư vấn và chính quyền địa phương tiếp tục rà soát, xây dựng phương án điều chỉnh quy hoạch lâu dài đối với các khu vực xây dựng âu thuyền, đảm bảo đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ kết nối với công trình.

Sở Xây dựng Sóc Trăng nghiên cứu, giúp địa phương điều chỉnh quy hoạch đất đai và có giải pháp hỗ trợ đối với những hộ dân bị ảnh hưởng trong quá trình triển khai âu thuyền Đại Ngãi và Mỹ Xuyên.

Việc đầu tư xây dựng âu thuyền Đại Ngãi và Mỹ Xuyên là “mảnh ghép” cuối cùng để kiểm soát và kết nối các dự án đã đầu tư như: Quản Lộ - Phụng Hiệp, Ba Rinh - Tà Liêm, Long Phú - Tiếp Nhật và công trình kiểm soát nguồn nước bờ nam sông Hậu.

Vị trí dự kiến xây dựng âu thuyền Mỹ Xuyên. Ảnh: CĐT.

Vị trí dự kiến xây dựng âu thuyền Mỹ Xuyên. Ảnh: CĐT.

Dự án khi hoàn thành sẽ trực tiếp đảm bảo kiểm soát nguồn nước ổn định, chuyển đổi sản xuất nông nghiệp lâu dài, tăng cường khả năng chống chịu cho vùng dự án Long Phú - Tiếp Nhật với khoảng 51.500ha.

Đồng thời, hai âu thuyền Đại Ngãi và Mỹ Xuyên sẽ chống ngập do triều cường cho toàn bộ khu vực dự án khoảng 9.000ha, trong đó có 2 đô thị là TP Sóc Trăng và thị trấn Mỹ Xuyên.

Ngoài ra, hai cống trên sẽ tận dụng toàn bộ hệ thống kênh rạch, hiện trạng trong vùng kiểm soát để trữ nước tự nhiên khoảng 3.000ha, trữ lượng 60 - 80 triệu m3 (trong mùa kiệt). Tạo điều kiện tưới tự chảy và giảm chi phí bơm động lực cho một số vùng ở Sóc Trăng và Hậu Giang. Hỗ trợ cấp bổ sung nguồn nước cho tuyến kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp để tăng cường cho tỉnh Bạc Liêu.

Xem thêm
Lời giải công nghiệp hóa ngành chăn nuôi: [Bài 4] Sức bật công nghệ đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Với định hướng trở thành 'Nhà bếp của thế giới', nhờ sức bật từ công nghệ, CPV Food Bình Phước từng bước đưa sản phẩm chăn nuôi Việt ra thế giới.

Liên tiếp phát hiện các ổ dịch tả lợn châu Phi ở Quảng Ngãi

Thời gian gần đây, dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp tại Quảng Ngãi với nhiều ổ dịch được phát hiện, hàng trăm con lợn buộc phải tiêu hủy.

Khánh Hòa tạo cú hích cho du lịch nông nghiệp

Khánh Hòa đang hoàn thiện Đề án phát triển du lịch sinh thái giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Thấp thỏm xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng dù tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lo ngại suy giảm nửa cuối năm do áp lực thuế quan từ Hoa Kỳ.

Phát triển ngành dược liệu An Giang theo hướng 'đất lành, thuốc quý, sinh kế xanh'

An Giang đang phát triển ngành dược liệu theo hướng bền vững, kết hợp bảo tồn, tạo sinh kế xanh và xây dựng chuỗi giá trị gắn du lịch với y học cổ truyền.

Bình luận mới nhất