| Hotline: 0983.970.780

Khấm khá nhờ nuôi cá lồng

Thứ Sáu 29/05/2020 , 09:47 (GMT+7)

Với quy mô 30 lồng nuôi, mỗi năm ông xuất bán ra thị trường khoảng 30 tấn cá các loại, thu lãi gần 1 tỉ đồng.

Nhờ nuôi cá lồng, ông Nguyễn Văn Tung thu lãi gần 1 tỉ đồng/năm. Ảnh: Mai Chiến.

Nhờ nuôi cá lồng, ông Nguyễn Văn Tung thu lãi gần 1 tỉ đồng/năm. Ảnh: Mai Chiến.

Đó là ông Nguyễn Văn Tung (xã Xuân Châu, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định). Ông là một trong những người đầu tiên ở huyện Xuân Trường tiên phong nuôi cá lồng với quy mô lớn và đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Tung chia sẻ, tận dụng mặt nước sông Hồng chảy qua địa bàn xã Xuân Châu luôn luôn sạch, không bị ô nhiễm, rất thuận tiện cho việc nuôi cá lồng, đầu năm 2016, ông và người bạn đã dành nhiều thời gian sang tỉnh Hải Dương tham quan, học hỏi kinh nghiệm.

Thời điểm đó, 2 ông đầu tư gần 50 lồng cá, chủ yếu chăn nuôi cá lăng, diêu hồng, chép giòn. Đây là các loại cá dễ nuôi, ít bệnh, có hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với nhu cầu của thị trường hiện nay.

Huyện Xuân Trường có 2 con sông lớn chảy qua, gồm sông Hồng và Ninh Cơ. Tận dụng mặt nước sông, 2 năm trở lại đây, người dân ở các xã ven sông đã đầu tư vốn để nuôi cá lồng, bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tuy nhiên, một biến cố xảy ra với ông và người bạn. Cơn bão số 1, tên quốc tế là Mirinae đổ bộ trực tiếp vào tỉnh Nam Định (cuối tháng 7/2016 - PV), kèm theo mưa lớn, gió giật mạnh đã phá tan bè nuôi cá thành 3 khúc; lưới mủng rách nát, cá trong lồng thi nhau bơi ra ngoài sông, không còn sót 1 con nào.

“Toàn bộ tài sản cuốn trôi theo dòng nước. Tôi và người bạn trắng tay sau 1 đêm mưa bão. Thống kê, thiệt hại nhiều tỉ đồng”, ông Tung nhớ lại.

Được sự động viên kịp thời của chính quyền địa phương, cùng với đó là “máu” nghề trỗi dậy, ông bàn với vợ con thế chấp một số tài sản; vay tiền ngân hàng và anh em, bạn bè quyết định gây dựng lại cơ nghiệp với mong muốn tìm kiếm 1 tia hy vọng mới.

Nói là làm. Ông Tung thuê thợ sửa chữa lại lồng nuôi, đầu tư con giống, lưới quây… Vì, người bạn “xin dừng cuộc chơi” nên ông giảm quy mô chăn nuôi, chỉ còn 30 lồng. Nhờ trời mưa thuận gió hòa, gia đình ông làm ăn khấm khá từ đó cho đến nay.

Hiện gia đình ông Tung đang nuôi với quy mô 30 lồng. Ảnh: Mai Chiến.

Hiện gia đình ông Tung đang nuôi với quy mô 30 lồng. Ảnh: Mai Chiến.

Dẫn chúng tôi đi tham quan khu vực nuôi cá, ông Tung bảo, nuôi cá lồng nhàn và sạch sẽ. Chất lượng thịt cá thơm, ngon, không có mùi tanh. Hơn nữa, cá ít bệnh, phát triển tốt. Tỉ lệ sống đạt 90%. Năng suất cao hơn nhiều so với nuôi trong ao.

Hiện gia đình ông đang nuôi theo hình thức gối vụ. Cứ lứa này gối lứa khác, nhờ vậy có cá bán quanh năm. Trung bình, mỗi năm xuất bán ra thị trường khoảng 30 tấn cá các loại. Nhờ thị trường tiêu thụ ổn định, chủ yếu ở Hà Nội và các tỉnh lân cận, nên ông không phải nghĩ ngợi nhiều về đầu ra.

Với giá bán dao động từ 65.000 - 70.000đ/kg cá lăng, 150.000 - 170.000đ/kg cá chép giòn. Sau khi trừ tất cả chí phí, ông Tung “đút túi” gần 1 tỉ đồng/năm.

Theo ông Tung, nuôi cá chép giòn từ 6 - 7 tháng, cá lăng khoảng 18 tháng là cho thu hoạch. “Đối với cá lăng, từ lúc thả con giống (khoảng 40con/kg) cho đến lúc thu hoạch sẽ đạt 3 - 5kg/con. Cá chép, thả nuôi từ lúc con cá nặng khoảng 3 - 5kg, đến lúc thu hoạch sẽ đạt trên 10kg/con”, ông Tung nói.

Ông Tung cho biết thêm, chỉ có cá chép hoặc trắm cho ăn đậu tằm mới cho thịt giòn, đảm bảo sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm. Trước khi cho cá ăn, hạt đậu phải được ngâm trong nước khoảng 1 ngày.

Cá chép giòn nặng trên 10kg. Ảnh: Gia đình cung cấp.

Cá chép giòn nặng trên 10kg. Ảnh: Gia đình cung cấp.

Chia sẻ về kinh nghiệm chăn nuôi cá lồng, ông Tung cho hay, trước khi nuôi, hệ thống khung lồng phải được làm chắc chắn, tốt nhất nên làm bằng ống tuýp sắt mạ kẽ chống rỉ liên kết với các thùng phuy lớn. Kích thước lồng khoảng 6x6x3m.

Trong quá trình nuôi, thường xuyên vệ sinh lồng. Phòng bệnh cho cá bằng cách buộc túi vôi bột xung quanh lồng, cho tắm muối để khử trùng, giảm thiểu bệnh nấm ngoài da, nấm mang…

Ông Nguyễn Duy Khánh, Chủ tịch UBND xã Xuân Châu đánh giá, mô hình nuôi cá lồng của gia đình ông Tung bước đầu đã đem lại hiệu quả và kinh tế cao. Mô hình đang được nhiều người tham quan, học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi để phát triển kinh tế gia đình.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.