| Hotline: 0983.970.780

Người dân Na Hang ‘sống khỏe’ từ nuôi cá lồng

Thứ Tư 15/04/2020 , 15:43 (GMT+7)

Năm 2019, tổng sản lượng thủy sản của huyện Na Hang đạt 850 tấn, tăng 26% so với năm 2018. Nghề thủy sản đã trở thành “cần câu cơm” của nhiều hộ dân nơi đây.

Nhờ có diện tích mặt Hồ thủy điện Tuyên Quang khá rộng, nhiều hộ dân của huyện Na Hang đã có thu nhập khá với nghề thủy sản. Ảnh: Đào Thanh.

Nhờ có diện tích mặt Hồ thủy điện Tuyên Quang khá rộng, nhiều hộ dân của huyện Na Hang đã có thu nhập khá với nghề thủy sản. Ảnh: Đào Thanh.

Phát triển nghề thủy sản, huyện Na Hang đã triển khai nhiều chính sách đồng hành cùng người dân. Trong đó, thực hiện Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND tỉnh Tuyên Quang về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối với một số cây trồng, vật nuôi huyện đã giải ngân 8,32 tỷ đồng cho 54 hộ tham gia vay vốn nuôi cá đặc sản bằng lồng trên hồ thủy điện Tuyên Quang. Nhờ đó, sản lượng thủy sản và hiệu quả kinh tế không ngừng tăng lên. Đến nay, toàn huyện có 900 lồng cá, tăng 73 lồng so với năm 2018.

Gia đình anh Trương Tuấn Minh ở tổ 2, khu Thác Mơ, thị trấn Na Hang nuôi cá lồng hơn 6 năm nay, với các loại cá lăng, cá quả, cá bỗng, cá chép… Anh Minh cho biết, hiện nay gia đình anh có 20 lồng cá, cung cấp ra thị trường 40 tấn cá/năm. Nuôi cá trên hồ sinh thủy điện Tuyên Quang được chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi về các thủ tục hành chính khi triển khai làm hồ sơ nuôi trồng cũng như những thủ tục liên quan đến vốn vay.

Với giá cá lăng đạt 80.000 đồng/kg, cá bỗng 250.000 đồng/kg, cá chép 70.000 đồng/kg, mỗi năm gia đình anh Minh có doanh thu đạt 2,5 tỷ đồng. Trừ các khoản chi phí đầu tư giống, thức ăn, công chăm sóc, anh còn lãi 700 triệu đồng/năm.

Đà Vị là điểm sáng phát triển nghề nuôi cá lồng của huyện Na Hang. Hiện xã Đà Vị hiện có 13 hộ nuôi cá lồng với 93 lồng nuôi. Các hộ gia đình nuôi cá thường làm lồng có kích thước từ 9 đến 12 m3, mỗi m3 lồng cho thu từ 25 - 30 kg cá/năm.

Anh Lương Văn Tần, thôn Xá Thị, xã Đà Vị gắn bó với nghề nuôi cá lồng từ năm 2010. Lúc đầu vốn ít, lại thiếu kinh nghiệm, anh chỉ dám đầu tư nuôi 1 lồng cá bỗng. Sau mấy năm nuôi, bán lứa cá đầu anh thu lãi gần 40 triệu đồng.

Hiện nay, tổng sản lượng thủy sản của huyện Na Hang đạt 850 tấn/năm. Ảnh: Đào Thanh.

Hiện nay, tổng sản lượng thủy sản của huyện Na Hang đạt 850 tấn/năm. Ảnh: Đào Thanh.

Thấy có thể gắn bó với nghề cá, năm 2015, anh Tần quyết định vay thêm vốn của Ngân hàng NN-PTNT huyện đầu tư nuôi 10 lồng cá bỗng, cá lăng, cá trắm đen… Vốn tích lũy được kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc nên đàn cá của gia đình đanh luôn phát triển tốt, cho thu hoạch đúng thời điểm. Trung bình mỗi năm anh Tần thu lãi trên 100 triệu đồng.

Ông Vi Ngọc Quý, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Na Hang cho biết, hơn 10 phát triển nghề chăn nuôi thủy sản, người dân trên địa bàn huyện đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc. Hiện nay, các hộ gia đình nuôi cá trên hồ đang dần chuyển đổi loại hình nuôi cá bằng lồng kích thước 9-12m3 khung gỗ, tre... độ bền không cao sang lồng kích thước 108 m3 khung sắt kiên cố. Điều này cho thấy đã có sự chuyển biến rõ rệt về ý thức chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa của các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ gia đình. Đây cũng là cơ sở góp phần nâng cao năng suất, sản lượng thủy sản hàng năm trên địa bàn huyện.  

Đến nay, toàn huyện Na Hang có 110 hộ, 3 hợp tác xã, 2 doanh nghiệp tham gia vào nuôi trồng thủy sản. Khuyến khích nghề thủy sản phát triển, huyện cũng đã triển khai thành công nhiều mô hình nuôi cá đặc sản như lăng, chiên, bỗng, tầm… Đặc biệt, năm 2019 huyện triển khai mô hình nuôi cá tầm hạ lưu hồ thủy điện Tuyên Quang từ nguồn vốn Khuyến ngư Quốc gia do Trung tâm Thủy sản Tuyên Quang thực hiện với số lượng thả 1.300 con. Hiện tại, trong lượng bình quân đạt từ 0,7 đến 0,9 kg/con, tình hình sinh trưởng đàn cá phát triển tốt không xuất hiện dịch bệnh.

Xem thêm
Thịt lợn ế ẩm chưa từng có

QUẢNG NGÃI Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng ở Quảng Ngãi, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Các tiểu thương bán thịt lợn cũng rơi vào cảnh ế ẩm chưa từng có.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất