| Hotline: 0983.970.780

Huyện miền núi thành lập được 21 tổ hợp tác chăn nuôi

Thứ Hai 25/07/2022 , 10:58 (GMT+7)

Bắc Kạn Nhằm tạo đầu ra ổn định, hỗ trợ nhau trong sản xuất, những hộ dân ở huyện Ngân Sơn đã liên kết lại với nhau thành Tổ hợp tác chăn nuôi đại gia súc.

Chăn nuôi trâu, bò thuộc Tổ hợp tác tại xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn. Ảnh: Toán Nguyễn.

Chăn nuôi trâu, bò thuộc Tổ hợp tác tại xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn. Ảnh: Toán Nguyễn.

Thôn Đông Chót, xã Bằng Vân có 34 hộ dân, tổng đàn trâu, bò của cả thôn hiện nay hơn 100 con. Đầu năm 2022, từ sự hỗ trợ của Dự án Hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ (CSSP), xã Bằng Vân thành lập Tổ hợp tác chăn nuôi trâu, bò vỗ béo Đông Chót với 13 thành viên.

Do trước đây, người dân nuôi chủ yếu theo kinh nghiệm, vì vậy các gia đình đăng ký tham gia là thành viên Tổ hợp tác để được hỗ trợ về kỹ thuật, liên kết tìm đầu ra.

Theo chia sẻ của một hộ chăn nuôi là ông Đinh Ngọc Long, việc liên kết sẽ giúp các hộ chăn nuôi hỗ trợ nhau trong việc chọn giống, trao đổi khoa học kỹ thuật, từng bước hình thành mô hình chăn nuôi theo hướng tập trung có áp dụng khoa học, kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh, giúp nhau tìm đầu ra ổn định.

So với chăn nuôi thả rông như trước đây, nuôi nhốt trâu lớn nhanh, béo tốt hơn, chủ động về thức ăn, được tiêm phòng bệnh định kỳ nên đàn gia súc luôn khỏe mạnh, tỷ lệ tăng đàn ổn định.

Do điều kiện người dân cơ bản không có nguồn vốn lớn nên việc vỗ béo thường tự cung tự cấp, bò mẹ sinh sản rồi vỗ béo con con hoặc thời điểm giá bò thấp sẽ mua con bò gầy về để nuôi vỗ béo. Thời gian vỗ béo mỗi con bò từ 3 - 4 tháng, thời điểm được giá, bình quân mỗi con lãi hơn 2 triệu đồng/tháng.

Một năm vỗ béo 2 đợt, mỗi đợt vỗ béo khoảng 4 - 5 con cũng có nguồn thu nhập để trang trải cuộc sống hằng ngày. Để chủ động nguồn thức ăn, các hộ dân đã trồng cỏ voi, trồng ngô, dự trữ phụ phẩm nông nghiệp sẵn có. Ngoài ra, người dân kết hợp hình thức bán chăn thả, vừa là để khi được giá lại tiếp tục vỗ béo.

Theo lãnh đạo huyện Ngân Sơn, hiện các xã tích cực tạo điều kiện cho các hộ có nhu cầu phát triển đàn tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi, khuyến khích các hộ chăn nuôi liên kết, phối hợp tổ chức các lớp tập huấn về chăm sóc, phòng và chữa bệnh ở đàn gia súc. Nếu thực hiện được quy trình khép kín từ chăn nuôi đến sản xuất tạo ra sản phẩm đây sẽ là hướng phát triển kinh tế mang tính bền vững cho người dân.

Việc chăn thả trâu bò vẫn diễn ra, tuy nhiên đã có xu hướng giảm dần trong thời gian qua tại huyện Ngân Sơn nhờ việc hình thành được các tổ hợp tác. Ảnh: Toán Nguyễn.

Việc chăn thả trâu bò vẫn diễn ra, tuy nhiên đã có xu hướng giảm dần trong thời gian qua tại huyện Ngân Sơn nhờ việc hình thành được các tổ hợp tác. Ảnh: Toán Nguyễn.

Là địa phương có thế mạnh về phát triển chăn nuôi trâu, bò vỗ béo, huyện Ngân Sơn đã dùng nhiều hình thức tuyên truyền, vận động khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi, mang lại thu nhập, ổn định cuộc sống. Đồng thời, hướng tới thúc đẩy phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, mở ra hướng thoát nghèo cho người dân.

Chính quyền địa phương đã chỉ đạo ngành chuyên môn tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, vận động người dân không nuôi theo hình thức thả rông mà chuyển sang nuôi bán chăn thả, nuôi nhốt vỗ béo để tăng giá trị kinh tế…

Huyện Ngân Sơn xây dựng Đề án hỗ trợ các thôn bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021 - 2023, trong đó tập trung hỗ trợ người dân tại đây chăn nuôi trâu vỗ béo như tập huấn kỹ thuật chăn nuôi vỗ béo, trồng cỏ, chăm sóc, phòng bệnh… Tạo điều kiện giúp người dân thay đổi phương thức chăn nuôi để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Đến nay, huyện Ngân Sơn đã có 21 tổ hợp tác chăn nuôi tập trung chủ yếu ở xã Cốc Đán, Hiệp Lực và 4 hợp tác xã chăn nuôi.

Trước tình hình một số dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm xảy ra trên địa bàn, huyện Ngân Sơn đã tăng cường chỉ đạo các xã, thị trấn vận động nhân dân tích cực thực hiện công tác tiêm phòng cho đàn vật nuôi.

Trong đợt tiêm phòng định kỳ cho đàn gia súc đợt I năm 2022, huyện đã tiêm được 3.795 liều vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng, 4.386 liều vắc xin tụ huyết trùng và 1.769 liều vacxin phòng bệnh dại.

Ngoài ra, các xã, thị trấn trong huyện cũng lựa chọn những thôn khó khăn trong công tác tiêm phòng định kỳ cho đàn vật nuôi để chỉ đạo, triển khai thực hiện tiêm điểm.

Xem thêm
Trăn trở về một chương trình quốc gia phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đặt vấn đề trong bối cảnh vaccine ASF đã sản xuất hàng triệu liều nhưng tỷ lệ tiêm còn thấp, dịch bệnh gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.

Nhãn chín sớm giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi chính vụ

HƯNG YÊN Tự chọn lọc được giống nhãn chín sớm hơn trà chính vụ khoảng 1 tháng, ông Đỗ bán được nhãn quả với giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi nhãn chính vụ.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất