| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả dự án Lifsap

Thứ Sáu 11/10/2013 , 10:50 (GMT+7)

Dự án tập trung chủ yếu ở các hạng mục chăn nuôi an toàn, xây dựng hầm biogas, nâng cấp lò mổ và chợ thực phẩm tươi sống.

Được triển khai từ năm 2010 tại 12 tỉnh thành trên cả nước, dự án “Cạnh tranh ngành chăn nuôi & an toàn thực phẩm” (Lifsap) do Bộ NN-PTNT chủ trương, Ngân hàng Thế giới tài trợ đã góp phần nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi và người tiêu dùng đang hưởng lợi.

Mục tiêu của dự án là nâng cao hiệu quả SX cho người chăn nuôi quy mô hộ gia đình, giảm thiểu tác động môi trường của các hoạt động chăn nuôi, chế biến và tiêu thụ vật nuôi đi kèm tăng cường VSATTP trong chuỗi cung ứng sản phẩm chăn nuôi. Dự án tập trung chủ yếu ở các hạng mục chăn nuôi an toàn, xây dựng hầm biogas, nâng cấp lò mổ và chợ thực phẩm tươi sống.


Chăn nuôi heo được áp dụng quy trình dự án Lifsap

Theo BQL dự án Lifsap TP.HCM, đến nay đã có 9 xã với 29 nhóm và 646 hộ ở 2 huyện Củ Chi, Hóc Môn đăng ký tham gia dự án được lựa chọn, 284 hầm biogas được lắp đặt, tổ chức 73 khóa đào tạo cho 62 cán bộ thú y, 23 cuộc hội thảo về ATVSTP, đã hoàn thành nâng cấp khu vực bày bán thực phẩm tươi sống, đưa vào hoạt động 11 chợ truyền thống…

Không chỉ đạt kết quả bằng những con số cụ thể, dự án Lifsap TP.HCM còn gặt hái được một số hiệu quả như mục tiêu đề ra, đảm bảo tính khả thi của dự án. Theo đó, hiệu quả SX và tính cạnh tranh của các hộ chăn nuôi gia đình đã tăng đáng kể khi áp dụng phương thức chăn nuôi an toàn, tình trạng ô nhiễm môi trường cũng được giảm thiểu rõ rệt, lò mổ và chợ thực phẩm tươi sống đều đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn.

Thêm vào đó, từ khi được triển khai rộng rãi tại các tỉnh, vùng nông thôn đã giúp người dân nâng cao nhận thức trong chăn nuôi, buôn bán, kinh doanh thực phẩm từ thịt, các tiêu chí về vệ sinh môi trường được chú trọng hơn. Đặc biệt, dự án còn tích cực hỗ trợ cũng như tạo điều kiện mọi mặt cho các hộ dân tham gia, nhờ đó tính tương tác giữa đôi bên được tăng lên.

Chúng tôi ghé thăm chợ Trần Văn Quang, quận Tân Bình, TPHCM (được dự án Lifsap đầu tư nâng cấp khu kinh doanh thực phẩm tươi sống đi vào hoạt động tháng 7/2013), thấy khu vực bán thực phẩm tươi sống rất khang trang, sạch sẽ.



Khu vực bán thịt theo dự án Lifsap tại chợ Trần Văn Quang, quận Tân Bình

Tại khu quầy hàng bán thịt, bề mặt nền được ốp lát sạch sẽ, bên dưới mặt quầy có tủ đựng, chợ có hệ thống chiếu sáng và hệ thống cấp, thoát nước hợp vệ sinh, trang bị máy rửa khu kinh doanh thực phẩm tươi sống.


Khu vực bán thực phẩm từ gia súc, gia cầm trong chợ Củ Chi do dự án Lifsap đầu tư, nâng cấp chuẩn bị đưa vào sự dụng

Ngoài đầu tư nâng cấp về cơ sở hạ tầng, dự án Lifsap còn tổ chức các chương trình tập huấn, hướng dẫn cho BQL chợ và tiểu thương cách vận hành, bảo quản tài sản và kiến thức về VSATTP. Sau khi chợ được nâng cấp, việc buôn bán của tiểu thương thuận lợi và hiệu quả hơn hẳn.

“Từ ngày chợ được nâng cấp, cải tạo, tui khỏe hẳn ra, ngồi cả ngày mà không thấy mệt. Người ta đến mua nhiều hơn trước”, bà Nguyễn Thị Thanh, một tiểu thương có quầy thịt heo, gà cho biết.

Theo ông Trần Phương Đông, PGĐ Dự án Lifsap, TPHCM là địa phương tiêu thụ gia súc, gia cầm lớn nhất nước, bình quân hơn 3 triệu con heo, 230.000 con trâu bò, 25,5 triệu con gia cầm, 30.000 tấn thịt gia cầm, 10.950 tấn thịt trâu bò. Khả năng cung cấp của thành phố khoảng 20%, phần còn lại tiếp nhận từ 40 tỉnh, thành trên cả nước; đàn heo năm 2010 đạt 343.000 con và bò sữa trên 80.000 con… Chính vì thế, hiệu quả từ dự án Lifsap mang lại cũng sẽ rất lớn.

“Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục đào tạo, tập huấn, hướng dẫn người chăn nuôi, bà con tiểu thương kinh doanh tại các chợ. Đầu tư nâng cấp chợ thực phẩm tươi sống, xây dựng các điểm kinh doanh thịt an toàn theo tiêu chuẩn VietGAHP.

Tăng cường kiểm tra vệ sinh và đánh giá, chứng nhận VietGAHP đối với các hộ chăn nuôi tại vùng GAHP, giám sát VSATTP tại các cơ sở giết mổ, chợ thực phẩm tươi sống. Tăng cường việc phối hợp với các DN trong việc tiêu thụ sản phẩm VietGAHP”, ông Trần Phương Đông, PGĐ Dự án Lifsap TPHCM.

Xem thêm
Nuôi gà đẻ trứng áp dụng công nghệ tự động hiện đại

QUẢNG NINH Trang trại gà Tân An ở thị xã Quảng Yên ứng dụng phần mềm FarmGo để quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất giúp kiểm soát mọi thông tin liên quan đến đàn gà.

Cần sớm có vaccine dịch tả lợn Châu Phi cho lợn nái, đực giống

Đây là mong muốn của địa phương và người chăn nuôi nhằm tạo miễn dịch khép kín toàn đàn, kiểm soát dịch tả lợn Châu Phi (ASF) hiệu quả, giảm thiệt hại kinh tế.

Sơn La tìm giải pháp xây dựng vùng cà phê chè hữu cơ

Phó Chủ tịch tỉnh Sơn La làm việc với Viện Bảo vệ thực vật nhằm tìm ra những giải pháp xây dựng vùng cà phê chè hữu cơ.

Cơ hội việc làm ngành nông nghiệp rộng mở với sinh viên

THÁI NGUYÊN Tại ngày hội việc làm của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, trong khi chỉ có 300 sinh viên ra trường thì nhu cầu tuyển dụng từ doanh nghiệp lên tới 4.000 vị trí.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Những mùa cá xứ Tuyên: [Bài 1] Gắn bó với dòng Lô

Sông Lô, sông Gâm, sông Năng… - những dòng sông không chỉ gắn bó với tên đất, tên làng của xứ Tuyên mà còn cho những mùa cá, tôm đầy ăm ắp.

Tăng tốc hoàn thiện dữ liệu phục vụ EUDR, bảo đảm xuất khẩu không gián đoạn

Hệ thống dữ liệu phục vụ cho việc khai báo truy xuất nguồn gốc theo quy định EUDR vẫn cần hoàn thiện để đảm bảo việc xuất khẩu duy trì khi EUDR có hiệu lực.

Bình luận mới nhất