| Hotline: 0983.970.780

Hàng loạt công trình uy hiếp đê hữu Hồng

Thứ Năm 27/12/2018 , 15:05 (GMT+7)

Trên địa bàn huyện Phú Xuyên, có 10 trường hợp để vật liệu xây dựng trái phép ở bãi sông, UBND huyện đã ban hành 10 quyết định xử phạt hành chính, chưa tổ chức cưỡng chế.

Đối với các trường hợp vi phạm khác, mới dừng ở việc có văn bản chỉ đạo, tuy nhiên đến nay các vi phạm vẫn chưa được xử lý.

05-16-00_viphm-3
Nhiều bãi tập kết vật liệu xây dựng đè chân đê hữu Hồng tại khu vực giáp ranh giữa xã Văn Nhân (huyện Phú Xuyên) và Vạn Điểm (huyện Thường Tín)

PV NNVN đã khảo sát thực tế tại tuyến đê hữu Hồng, đoạn qua địa phận xã Văn Nhân và ghi nhận được rất nhiều công trình, bến bãi tập kết vật liệu xây dựng trái phép vẫn ngang nhiên hoạt động rầm rộ. Xe quá khổ, quá tải có trọng lượng 20 – 30 tấn chạy băng băng trên mặt đê như thách thức với lực lượng chức năng. Thậm chí, cách đây không lâu, một trạm trộn bê tông cực “khủng” của Công ty TNHH Bê tông & xây lắp Petrolimex tại thôn Đề Thám đã được xây dựng ngay sát bờ sông Hồng và đi vào hoạt động.

Tuy nhiên, ông Dư Anh Hào – Trưởng phòng Quản lý đô thị huyện Phú Xuyên khẳng định: “Công trình này chưa được cấp phép xây dựng”. Người dân thôn Đề Thám liên tục “kêu cứu” lên các cơ quan báo chí, bởi hoạt động của trạm trộn bê tông này không chỉ gây ô nhiễm tiếng ồn, bụi mà còn kéo theo hang loạt xe chở bê tông tươi. Ghi nhận thực tế tại đây, nhiều xe bồn chở bê tông tươi có trọng tải lên tới 30 tấn từ trạm trộn này ngang nhiên di chuyển trên mặt đê.

Theo Hạt trưởng Hạt Quản lý đê điều Phú Xuyên: “Đối với tất cả các trường hợp vi phạm hành lang hộ đê, công trình xây dựng trái phép, không phép, Hạt đã phối hợp với chính quyền địa phương lập biên bản vi phạm và đề nghị chính quyền các cấp xử lý theo đúng quy định của pháp luật”. Tuy nhiên, những công trình sai phạm vẫn ngang nhiên tồn tại và hoạt động cho thấy, huyện Phú Xuyên chưa quyết liệt trong đấu tranh với vi phạm đê điều.

Trả lời báo chí về vấn đề này, ông Nguyễn Thế Công, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên khẳng định: “Chủ tịch UBND xã, thị trấn và thủ trưởng các đơn vị được giao nhiệm vụ sẽ bị xử lý nghiêm nếu có hành vi “bảo kê” các phương tiện quá khổ, quá tải trọng lưu thông trên đê...”.

Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

Lợn chết rỗng chuồng vì dịch tả lợn Châu Phi

TUYÊN QUANG Dịch tả lợn Châu Phi ập đến Tuyên Quang khiến hàng loạt hộ chăn nuôi lâm cảnh nợ nần, không biết bao giờ mới khắc phục nổi.

Dán nhãn giảm phát thải, nâng tầm thương hiệu nông sản

Nhãn giảm phát thải vừa giúp nông sản nâng cao giá trị, xây dựng thương hiệu, vừa đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường quốc tế.

Người phụ nữ dân tộc Giáy thu tiền tỷ mỗi năm nhờ sản xuất cá giống

LÀO CAI Từ hai bàn tay trắng, bà Hoàng Thị Chắp ở xã Cốc San đã gây dựng mô hình sản xuất cá giống, trở thành điển hình và lan tỏa nghị lực vươn lên thoát nghèo.

Cà phê, cao su trồng trên đất khoán có thể khó xuất khẩu sang EU

Hàng chục nghìn hecta đất khoán chưa rõ pháp lý tại các công ty nông nghiệp có thể khiến nông sản không đáp ứng yêu cầu truy xuất, bị loại khỏi chuỗi cung toàn cầu.

Mở nghề nuôi cà ra [Bài 1]: Mục tiêu xuất khẩu

Giá thu mua cà ra tại các hộ dân từ 360.000đ/kg đến 420.000đ/kg tùy kích cỡ, trong khi chi phí đầu tư chiếm khoảng 40-45%.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất