| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội kiên quyết xử lí vi phạm đê điều

Thứ Tư 16/11/2016 , 14:05 (GMT+7)

UBND TP Hà Nội vừa ký Công văn số 9936/VP-KT nêu rõ, UBND thành phố đã nhận được văn bản của Bộ NN-PTNT về việc ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về đê điều.

15-47-15_de-nh-hieu-2
 

Trong đó, Bộ NN-PTNT nhấn mạnh, tình trạng vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn TP Hà Nội vẫn diễn ra hết sức phức tạp. Hà Nội là địa phương có số vụ vi phạm lớn nhất trong số các tỉnh, TP có đê trên cả nước. Kết quả xử lý vi phạm còn hạn chế, số vụ vi phạm tồn đọng nhiều.

Theo báo cáo của cơ quan chức năng, tổng số vụ vi phạm Luật Đê điều trên địa bàn Hà Nội từ năm 2010 đến tháng 8/2016 là 2.267 vụ, mới giải tỏa, xử lý được 619 vụ, còn tồn đọng 1.648 vụ. Trong đó số vụ vi phạm 8 tháng đầu năm 2016 là 177 vụ, mới giải tỏa, xử lý được 15 vụ, tồn đọng 162 vụ.

Vi phạm xảy ra phổ biến là xây dựng nhà, xưởng, công trình trong phạm vi bảo vệ đê điều; đổ đất, phế thải san lấp mặt bằng, xây dựng công trình trái phép lấn chiếm bãi sông, lòng sông gây cản trở thoát lũ; khai thác cát lòng sông, lập bến bãi tập kết, trung chuyển vật liệu ngoài bãi sông; xe quá tải trọng đi trên đê...

Trong đó, có những vi phạm đặc biệt nghiêm trọng như: Đổ đất, phế thải lấn chiếm bãi sông, lòng sông, xây công trình trái phép tại khu vực bãi đá sông Hồng, khu vực cầu Nhật Tân, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ; bãi sông Đuống khu vực cầu Đông Trù và xã Dương Hà, huyện Gia Lâm; đổ bùn thải, phế thải ven sông Hồng trên địa bàn huyện Đông Anh.

Lập bến bãi tập kết vật liệu với quy mô lớn tại khu vực cầu Thăng Long và trên địa bàn phường Giang Biên, quận Long Biên. Vi phạm xây dựng công trình kiên cố trong phạm vi bảo vệ đê điều trên tuyến đê tả Đáy, huyện Ứng Hòa; đê hữu Cầu, tả Cà Lồ, huyện Sóc Sơn. Đổ đất làm đường cản trở dòng chảy sông Đáy của HTX Sản xuất kinh doanh nông sản Phượng Cách tại xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai...

Trước tình trạng trên, Bộ NN-PTNT đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo cơ quan chức năng và chính quyền địa phương kiên quyết ngăn chặn và xử lý vi phạm, trong đó tập trung xử lý dứt điểm các vụ vi phạm có tính chất nghiêm trọng, kéo dài, gây bức xúc dư luận; có biện pháp chống tái vi phạm và vi phạm mới.

UBND TP Hà Nội giao Sở NN-PTNT chủ trì, phối hợp với Công an, Sở TN-MT TP thực hiện xử lý quyết liệt các trường hợp vi phạm pháp luật về đê điều trên toàn TP.

Xem thêm
Chưa đạt mục tiêu tăng trưởng, Cục Chăn nuôi và Thú y nêu loạt giải pháp

Theo đó, ngành chăn nuôi và thú y lên kịch bản tăng trưởng cụ thể cho từng quý còn lại của năm với quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2025.

Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Lúa mất mùa, mất giá, nông dân kém vui

GIA LAI Nông dân Gia Lai đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân. Vụ này không chỉ năng suất lúa thấp mà giá lúa cũng giảm, nông dân kém vui.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Tổ đoàn kết nhân đôi sức mạnh ngư dân, làm 'tai mắt' trên biển

ĐÀ NẴNG Đà Nẵng có gần 100 tổ đoàn kết với 700 tàu cá cùng hỗ trợ nhau vươn khơi bám biển, khai thác thủy sản bền vững và chấp hành quy định chống khai thác IUU.

Cháy rừng từ Hòa Bình lan sang Hà Nam

HÀ NAM Lực lượng chức năng đang khẩn trương ngăn chặn đám cháy từ tỉnh Hoà Bình lan sang khu rừng ở phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.