| Hotline: 0983.970.780

Đồng Nai vào cao điểm thu hoạch trái cây chính vụ

Thứ Ba 20/12/2022 , 14:10 (GMT+7)

Hiện nhiều mặt hàng trái cây tươi là sản phẩm chủ lực xuất khẩu của Đồng Nai đang vào vụ thu hoạch chính đáp ứng nhu cầu thị trường Tết Nguyên đán và xuất khẩu.

Chuối là 1 trong 7 loại trái cây đang vào vụ thu hoạch chính ở tỉnh Đồng Nai phục vụ thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Ảnh: MS. 

Chuối là 1 trong 7 loại trái cây đang vào vụ thu hoạch chính ở tỉnh Đồng Nai phục vụ thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Ảnh: MS

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai, hiện trên địa bàn tỉnh có 7 loại trái cây đang vào vụ thu hoạch chính gồm: thanh long, cam, quýt, bưởi, mít, chuối và xoài. Dự kiến trong tháng Tết Nguyên đán Quý Mão (năm 2023), tổng sản lượng thu hoạch các loại nông sản này đạt khoảng 50.000 tấn, đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong nước, cũng như thị trường xuất khẩu.

Từ đầu năm đến nay, do ảnh hưởng của hậu dịch bệnh Covid-19 và tình hình thế giới đã làm hoạt động xuất khẩu một số mặt hàng nông sản tươi và chế biến gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm các mặt hàng rau, củ, quả trong 11 tháng năm 2022 của tỉnh Đồng Nai đạt 136 triệu USD, giảm 0,05% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, trong niên vụ mới được dự báo những khó khăn sẽ giảm bớt.

Ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đang tích cực hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở hoàn thiện hồ sơ vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng để xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.

Ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đang tích cực hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở hoàn thiện hồ sơ vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng để xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Ảnh: MS.

Ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đang tích cực hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở hoàn thiện hồ sơ vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng để xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Ảnh: MS.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 7 mã số vùng trồng sầu riêng với quy mô 533 ha được cấp phép xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.

Toàn tỉnh Đồng Nai có 120 mã số vùng trồng và 58 cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu với diện tích hơn 24.000 ha, gồm 7 loại trái cây như: chuối, mít, thanh long, xoài, chôm chôm, chanh, sầu riêng.

Trong đó, có 83 mã số vùng trồng phục vụ thị trường Trung Quốc gồm: chuối, mít, xoài, thanh long, chôm chôm, sầu riêng. Đồng thời, có 37 mã số vùng trồng xoài, chanh không hạt, chôm chôm phục vụ xuất khẩu đi các thị trường Úc, New Zealand, Hoa Kỳ, châu Âu.

Trong thời gian gần đây, với việc nhiều thị trường mở cửa cho mặt hàng trái cây tươi của Đồng Nai nói riêng và Việt Nam nói chung, dự đoán trong niên vụ mới, xuất khẩu các mặt hàng trái cây tươi sẽ có nhiều khởi sắc.

Xem thêm
Bí quyết nuôi chồn sinh sản không bị cận huyết

CÀ MAU Ông Lê Hoàng Trung ở Cà Mau nuôi chồn sinh sản, bán giống 8 triệu đồng/cặp, chồn thịt 1,3 - 1,4 triệu đồng/kg, thu nhập ổn định, vươn lên làm giàu.

Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh với khu vực chăn nuôi nhỏ lẻ

QUẢNG NINH Quảng Ninh đang từng bước xây dựng vùng an toàn dịch bệnh với khu vực chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng để phát triên bền vững.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Đồng Tháp tập huấn về AI cho cán bộ và người dân

Đồng Tháp tổ chức tập huấn AI nhằm nâng cao nhận thức chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh.

Thu 'lợi kép' nhờ nuôi cá lồng kết hợp với du lịch trải nghiệm

Kết hợp nuôi cá lồng với du lịch trải nghiệm giúp các cơ sở tại hồ Hòa Bình thuận lợi tiêu thụ sản phẩm, đồng thời có thêm nguồn thu từ dịch vụ đi kèm.

Gắn kết học thuật với chính sách lâm nghiệp thông qua mạng lưới nghiên cứu

Trường Đại học Lâm nghiệp gắn kết học thuật với chính sách thông qua mạng lưới nghiên cứu góp phần phát triển bền vững ngành lâm nghiệp.