| Hotline: 0983.970.780

Doanh nghiệp tham gia bảo tồn hệ sinh thái biển Phú Quốc

Thứ Tư 17/07/2024 , 16:57 (GMT+7)

Xây dựng một cộng đồng doanh nghiệp có trách nghiệm tại Phú Quốc, góp phần thúc đẩy cơ chế hợp tác công tư trong bảo tồn đa dạng sinh học biển tại tỉnh Kiên Giang.

Xây dựng một cộng đồng doanh nghiệp có trách nghiệm tại Phú Quốc, góp phần thúc đẩy cơ chế hợp tác công tư trong bảo tồn đa dạng sinh học biển tại tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Xây dựng một cộng đồng doanh nghiệp có trách nghiệm tại Phú Quốc, góp phần thúc đẩy cơ chế hợp tác công tư trong bảo tồn đa dạng sinh học biển tại tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

WWF Việt Nam phối hợp cùng Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và Ban quản lý Khu Bảo tồn Biển (KBTB) Kiên Giang tổ chức tham vấn ý kiến doanh nghiệp trong công tác bảo tồn tại vùng biển Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang trong khuôn khổ Dự án Bảo vệ các Hệ sinh thái ven biển vùng ĐBSCL (MDC).

Theo ông Trần Ngô Minh Toàn, Giám đốc Ban quản lý Khu Bảo tồn Biển tại Kiên Giang, dự án này nhằm nỗ lực tăng cường hiệu quả công tác bảo tồn biển của Ban quản lý KBTB Kiên Giang và các bên liên quan thông qua việc thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp.

Ngoài ra dự án MDC và đại diện Ban quản lý KBTB Kiên Giang đã ghi nhận các nhu cầu, đề xuất của các doanh nghiệp nhằm thảo luận để đưa ra những ý tưởng, cơ chế hợp tác giữa doanh nghiệp, đồng thời giúp các cơ quan quản lý địa phương có biện pháp giữ gìn hệ sinh thái biển quan trọng ở Phú Quốc.

Về chiến lược lâu dài, đại diện Ban quản lý Khu Bảo tồn Biển tại Kiên Giang còn đưa ra các vấn đề để thúc đẩy hợp tác giữa các bên liên quan, khi được triển khai cho các vùng bờ biển dễ bị tổn thương của ĐBSCL, đặc biệt tại KBTB Phú Quốc và 3 cụm đảo nhỏ ở vùng biển Tây Nam (Hải Tặc, Bà Lụa, Nam Du). Từ đó sẽ góp phần vào mục tiêu giảm thiểu các mối đe dọa đối với đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản, đồng thời tăng cường sức chống chịu cho hệ sinh thái ven biển vùng ĐBSCL, của dự án MDC.

Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, với hệ sinh thái đa dạng bao gồm những rạn san hô và thảm cỏ biển rộng hàng nghìn hecta. Những hệ sinh thái vô giá này đang đối mặt với những nguy cơ về suy thoái, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Các thảm cỏ biển, còn được gọi là “vườn ươm của biển”, là một trong những hệ sinh thái hiệu quả nhất thế giới, cung cấp môi trường sống và thức ăn cho nhiều loại động vật biển và là nguồn hấp thụ carbon đáng tin cậy.

PGS. TS Võ Sĩ Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học cho biết: Việc khai thác thủy sản bằng lưới vét đáy hoặc lưới giã cào đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bãi cỏ biển, bên cạnh nguyên nhân ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.

Các rạn san hô, một sinh cảnh biển cực kì quan trọng khác, cũng đang phải chịu số phận tương tự, chưa kể đến tác động từ việc sử dụng các ngư cụ tận diệt, thả neo tàu bừa bãi, hay các thói quen du lịch thiếu trách nhiệm. Tình trạng san hô cứng bị tẩy trắng tại Phú Quốc vẫn đang diễn ra.

Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, với hệ sinh thái đa dạng bao gồm những rạn san hô và thảm cỏ biển rộng hàng nghìn hecta. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, với hệ sinh thái đa dạng bao gồm những rạn san hô và thảm cỏ biển rộng hàng nghìn hecta. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bên cạnh đó, Phú Quốc có tốc độ phát triển kinh tế đáng kinh ngạc, với hơn 4,4 nghìn doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký hơn 142 nghìn tỷ đồng và đều hưởng lợi trực tiếp hoặc gián tiếp từ nguồn tài nguyên biển. Vì vậy, nguy cơ mất đa dạng sinh học và hệ sinh thái biển chính là thách thức mà các doanh nghiệp Phú Quốc đang đối mặt.

Cuộc họp là cơ hội để giới thiệu các hoạt động của dự án MDC đến với doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn, từ đó lồng ghép vào chiến lược và chương trình phát triển bền vững của mình. Tại đây, 28 doanh nghiệp hoạt động ở Phú Quốc đã tích cực nêu lên các ý kiến, quan điểm và đề xuất về bảo tồn biển như quy hoạch khu vực và thiết kế hoạt động du lịch để không ảnh hưởng đến các rạn san hô, chia sẻ các tiêu chí môi trường để doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động kinh doanh, góp phần bảo vệ hệ sinh thái biển.

Do ảnh hưởng ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu và việc khai thác thủy sản bằng lưới vét đáy hoặc lưới giã cào đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bãi cỏ biển, rạn san hô. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Do ảnh hưởng ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu và việc khai thác thủy sản bằng lưới vét đáy hoặc lưới giã cào đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bãi cỏ biển, rạn san hô. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Các doanh nghiệp tham gia vào dự án đều thể hiện mong muốn đóng góp vào công tác bảo tồn biển Phú Quốc, đồng thời mong đợi nhiều hơn các hướng dẫn và phối hợp từ Ban quản lý KBTB Kiên Giang.

Dự án MDC sẽ tiếp tục đóng vai trò điều phối giữa doanh nghiệp và Ban quản lý KBTB, đồng thời hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp để phát triển những hoạt động vì môi trường nên nền tảng mô hình kinh doanh và ý tưởng đóng góp của từng doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, còn việc xây dựng một cộng đồng doanh nghiệp có trách nghiệm tại Phú Quốc, góp phần thúc đẩy cơ chế hợp tác công tư trong bảo tồn đa dạng sinh học biển tại tỉnh Kiên Giang nói riêng và Việt Nam nói chung.

Dự án Bảo vệ hệ sinh thái ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF-Việt Nam) đồng thực hiện với Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) hợp tác cùng các cơ quan chính phủ Việt Nam, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, ban quản lý, các đối tác phát triển và cộng đồng ngư dân nhằm giảm thiểu các mối đe dọa đối với đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản. Đồng thời tăng cường sức chống chịu cho hệ sinh thái ven biển vùng ĐBSCL. Dự án được triển khai tại các vùng bờ biển dễ bị tổn thương của ĐBSCL như KBTB Phú Quốc và 3 cụm đảo nhỏ ở vùng biển Tây Nam (Hải Tặc, Bà Lụa, Nam Du).

Xem thêm
Cần chuyển từ lượng sang chất và giá trị gia tăng trong chăn nuôi gia cầm

Ngành gia cầm Việt Nam cần chuyển sang tư duy kinh tế để đảm bảo phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế trong và ngoài nước.

Chăm dùng vaccine, vật nuôi khỏe, người nuôi nhàn

AN GIANG Ngành chăn nuôi An Giang đang phát triển theo hướng an toàn, bền vững nhờ tăng cường tiêm phòng vaccine, vệ sinh môi trường và giám sát dịch bệnh trên đàn vật nuôi.

Thời tiết khắc nghiệt, sầu riêng nguy cơ mất mùa

GIA LAI Do ảnh hưởng thời tiết, sầu riêng đang giai đoạn ra trái non bị rụng, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nguy cơ mất mùa.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

'Hồi sinh' giống lúa mùa đặc sản quý hiếm

LONG AN Từ những dòng gen sót lại trên vùng trũng nhiễm phèn ở vùng biên giới Long An, các nhà khoa học phục tráng thành công giống lúa huyết rồng bản địa quý hiếm.

Trồng đưng ở đầm ngập mặn

Đầm ngập mặn ở Phổ Thạnh đang dần được phủ xanh bởi những cây đưng, giúp bảo vệ đất, tạo ra môi trường thuận lợi để sản xuất muối sạch, chất lượng cao.