| Hotline: 0983.970.780

Điều trị gia súc bị ngộ độc sắn

Thứ Tư 30/01/2008 , 07:15 (GMT+7)

Với các tỉnh miền núi, bà con nông dân thường dùng khoai sắn tươi làm thức ăn thêm cho gia súc. Tuy nhiên, trong củ sắn tươi có chứa nhiều chất glucoxit, dưới tác động của men tiêu hóa sẽ phân giải thành acid xyan hydric (HCN) ở dạng tự do gây ngộ độc cho gia súc nếu cho ăn nhiều hoặc chưa được chế biến.

Cách nhận biết khi gia súc bị ngộ độc:

- Ở trâu, bò: Có biểu hiện mệt mỏi, bỏ ăn, bồn chồn đứng nằm không yên, miệng chảy nước dãi, không nhai lại, thân nhiệt không quá cao. Có thể chết rất nhanh chỉ sau vài giờ trong trường hợp cấp tính.

- Ở lợn: Thường biểu hiện nôn mửa lúc đầu, ỉa chảy, thở khó, miệng sùi bọt, thân nhiệt giảm, run rẩy, co giật, hôn mê. Có thể chết ngay khi đang ăn cám.

- Khi mổ khám gia súc bị ngộ độc sắn thường thấy các biểu hiện rõ nhất là niêm mạc ruột bị bong ra, tim ứ máu, màu sắc máu thay đổi, máu có màu đỏ thắm (bình thường đỏ thẫm hoặc đỏ tươi). Trong dạ cỏ trâu, bò còn có nhiều thức ăn từ sắn.

Cách phòng: Không cho gia súc ăn sắn tươi, chỉ nên cho ăn khi đã qua chế biến như ngâm nước vài giờ, xử lý qua nhiệt (phơi, sấy, nấu chín, ủ chua lên men…). Cân đối với lượng cỏ, chỉ cho ăn với lượng vừa phải (khoảng 10- 40% trong khẩu phần) sau khi đã ăn các thức ăn khác. Chú ý: Không để gia súc tự do vào nương sắn ăn lá và củ tươi dễ bị ngộ độc.

Điều trị: Trong trường hợp nguy kịch phải nhanh chóng tiêm truyền tĩnh mạch dung dịch đường gluco, loại trừ chất độc trong đường tiêu hóa bằng cách gây nôn cho gia súc càng nhanh càng tốt (nhất là đối với lợn) sau đó cho uống 10-20 gam bột than củi tán nhỏ mịn hoặc 2 lòng trắng trứng gà. Rửa ruột cho gia súc bằng cách thụt nước ấm vào hậu môn. Giải độc máu bằng cách tiêm thuốc xanh metylen 1% (10 gam thuốc pha trong 1 lít nước). Liều tiêm cho lợn là 10-20 ml, trâu, bò, ngựa 40-50 ml, có thể tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch. Cách giải độc máu tốt nhất là tiêm truyền tĩnh mạch bằng nước sinh lý ngọt, liều tiêm từ 200-500 ml. Ngoài ra có thể cho gia súc uống nước đường, nước mía, mật mía có tác dụng rất tốt, hoặc dùng nước rau má, lá khoai lang giã nát, cháo đậu đen, đậu xanh…Cần phối hợp tiêm các thuốc trợ lực như vitamin C giải độc, cafein trợ tim… 

 

Xem thêm
Đầu tư dự án khu chăn nuôi lợn giống và thương phẩm trên 900 tỉ đồng

QUẢNG TRỊ Dự án có diện tích mặt đất, mặt nước dự kiến sử dụng trên 63 ha, công suất thiết kế 1.200 nái ông bà, 5.000 nái bố mẹ và 80.000 lợn thương phẩm.

Không để việc sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến phòng, chống dịch bệnh

HÀ TĨNH Đó là một trong những chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm khống chế dịch tả lợn Châu Phi và một số dịch bệnh đang xảy ra trên đàn vật nuôi.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

PGS.TS Vũ Năng Dũng: Đất và nước đã hòa một mối

Khi Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ NN-PTNT sáp nhập, hai yếu tố đầu vào quan trọng của nông nghiệp là đất và nước đã về một mối.

Sếu đầu đỏ Thái Lan đã về Tràm Chim

Đồng Tháp Tỉnh Đồng Tháp đã chính thức tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ từ Thái Lan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong nỗ lực bảo tồn loài chim quý hiếm tại Vườn quốc gia Tràm Chim.