| Hotline: 0983.970.780

Diệt sâu xám hại cây ngô non

Thứ Năm 13/11/2008 , 08:00 (GMT+7)

Sâu xám có tên khoa học là Agrotis ypsilon, là loài sâu hại rất phổ biến trên cây ngô.

Sâu xám đã biến thành trùng

Buổi sáng khi ra thăm ruộng thấy nhiều cây ngô non bị cắn đứt gốc, cây nằm ngả nghiêng trên mặt ruộng. Bới đất quanh gốc cây sẽ thấy một hoặc nhiều con sâu màu đen hoặc xám. Đó là hiện tượng ruộng ngô đang bị sâu xám tấn công.

Sâu xám có tên khoa học là Agrotis ypsilon, là loài sâu hại rất phổ biến trên cây ngô. Sâu hại cây ngô non chủ yếu trong thời kỳ từ khi cây bắt đầu mọc đến khoảng 20 ngày sau khi trồng. Nếu trồng ngô trên nền đất có sẵn có mật số sâu cao mà không phòng trị kịp thời thì sẽ thiệt hạt rất lớn cho người trồng ngô, số cây non bị sâu cắn chết có thể tới 90%. Ngoài phá hại ngô non sâu xám còn phá hại cà chua, đậu các loại, bông vải và bầu bí.

Thành trùng của sâu xám có sải cánh dài 3-4 cm, thân màu nâu tối. Râu con cái hình sợi chỉ, râu con đực hình răng lược kép. Cánh trước có màu nâu hoặc màu đen, có 3 vân, vân giữa hình tròn, cuối cánh hình hạt đậu, cánh sau màu xám trắng. Trứng sâu xám hình bán cầu có nhiều gờ nổi. Trứng mới đẻ có màu trắng sữa, khi gần nở có màu tím.

Thành trùng đẻ trứng ở các kẽ lá cây, đám cỏ hoặc các vết nứt trên đất. Sâu non mới nở màu xám đất, lớn hơn có màu đất bóng, phần bụng màu nhạt hơn. Trên mỗi đốt phía trên có 4 u lông nhỏ, phía dưới có 4 u lông lớn. Nhộng có màu bóng.

Vòng đời sâu non có 5 tuổi, giai đoạn tuổi 1 sâu sống trên lá cây, chúng ăn phần mô lá tạo nên những vết thủng li ti trên bề mặt lá. Tuổi 2 sâu chui xuống đất, ban ngày nằm cuộn tròn ngay dưới gốc cây, ban đêm bò lên ăn phần non ngay gốc ngô tạo ra một vết thủng vừa cho sâu chui vào bên trong. Tuổi 3-4 sâu cắn ngang cây và chui vào trong thân cây, ăn những phần mô mềm làm rỗng thân cây khiến cây héo rũ và chết.

Biện pháp phòng trừ

- Trước khi tiến hành xuống giống cần vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, dọn hết cỏ dại quanh bờ và mặt ruộng. Cày ải phơi khô đất nhằm phá vỡ vòng đời của sâu.

- Nếu áp lực sâu quá mạnh thì cần luân canh cây trồng. Thay vụ ngô bằng một loại cây trồng nào đó mà sâu không phá được.

Gieo trồng đúng thời vụ và đồng loạt.

- Dùng cám rang thơm trộn với thuốc Vibasu 10G để bẫy sâu. Cám rang có mùi thơm sẽ dẫn dụ sâu bu đến ăn. Trộn 2 kg cám với 0,5 kg thuốc, rải cho 1.000m2, mồi được rải dọc theo hàng ngô trước khi trời tối.

- Sử dụng một trong các loại thuốc trừ sâu dạng hạt như Basudin 10H, Vibasu 10G, Furadan 3G, Regent 3G, Padan 4G. Khi tra hạt xong trộn thuốc với tro trấu và phủ lên hạt giống theo liều khuyến cáo, nếu nhiều sâu thì tăng lượng thuốc gấp 1,5-2 lần. Có thể dùng các loại thuốc để phun như Basudin 50ND, Cyperan 25EC, Karate 5EC, Bian 50EC. Nên phun thuốc vào buổi chiều tối trước khi sâu bò lên ăn.

Xem thêm
Xuất hiện 2 ổ dịch tả lợn Châu Phi, Nam Định tổng lực dập dịch

Tỉnh Nam Định phát công văn hỏa tốc yêu cầu các địa phương tổng lực dập dịch sau khi xuất hiện 2 ổ dịch tả lợn Châu Phi tại 2 xã thuộc 2 huyện.

Quản lý nghiêm ngặt quy hoạch, không để sầu riêng phát triển 'nóng'

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy yêu cầu quản lý nghiêm ngặt quy hoạch, không để việc phát triển 'nóng' sầu riêng làm tổn hại đến cân bằng sinh thái và an toàn sản xuất.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

'Hồi sinh' giống lúa mùa đặc sản quý hiếm

LONG AN Từ những dòng gen sót lại trên vùng trũng nhiễm phèn ở vùng biên giới Long An, các nhà khoa học phục tráng thành công giống lúa huyết rồng bản địa quý hiếm.

Khơi thông thị trường, tái tạo nguồn lợi thủy sản Việt Nam - Trung Quốc

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến dẫn đầu đoàn công tác tham dự một số hoạt động quan trọng tại Trung Quốc nhằm thúc đẩy hợp tác nông, thủy sản.

Thiếu hành động quyết liệt, rừng đặc dụng vẫn là 'bãi săn' động vật hoang dã

Đại diện các ban quản lý rừng đặc dụng ưu tiên siết chặt kiểm soát bẫy bắt, thiết lập quy định chăn thả, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và quản lý cộng đồng.