| Hotline: 0983.970.780

Điện Biên: Hơn 2.700 hecta cây trái bị sâu bệnh gây hại

Thứ Sáu 11/04/2025 , 18:53 (GMT+7)

Do ảnh hưởng của thời tiết diễn biến bất thường, hơn 2.700 hecta lúa, cây ăn quả và cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên bị sâu bệnh gây hại.

Nền nhiệt giảm sâu lạnh về đêm và sáng sớm, ban ngày trời nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho các sinh vật gây hại, gây bệnh phát triển trên cây lúa, cây ăn quả và cây công nghiệp tại các huyện: Điện Biên, Mường Nhé, Mường Ảng, Tủa Chùa, Tuần Giáo, Mường Chà thuộc tỉnh Điện Biên

Cụ thể, trong 2.703ha cây trồng nhiễm sâu bệnh hại, có 1.532ha lúa đông xuân nhiễm bệnh đạo ôn lá, tai lá, bệnh khô vằn, ruồi đục nõn, bệnh đốm nâu; 390ha cây cà phê ở huyện Mường Ảng bị bệnh khô vằn, bệnh đốm mắt cua; 668 ha cây ăn quả (chủ yếu cây có múi) ở các huyện: Tuần Giáo, Mường Ảng, Mường Chà bị mối, rệp bông, thán thư, xì mủ và sâu đục quả.

Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do sinh vật gây hại trên cây trồng; đồng thời hạn chế sinh vật hại lây lan trên diện rộng, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Điện Biên có văn bản đề nghị UBND các huyện chỉ đạo phòng chuyên môn, bộ phận khuyến nông phải thường xuyên thăm đồng, kiểm tra dịch bệnh trên cây trồng và khuyến cáo nông dân ưu tiên áp dụng các biện pháp chăm sóc quản lý dịch hại và chủ động nắm bắt tình hình sinh trưởng của sinh vật gây hại.

Nhiều diện tích lúa trên địa bàn huyện Điện Biên bị sâu bệnh và thiếu nước. Ảnh: Phạm Quang.

Nhiều diện tích lúa trên địa bàn huyện Điện Biên bị sâu bệnh và thiếu nước. Ảnh: Phạm Quang.

Ngoài ra, các loại cây trồng đã phát hiện sinh vật gây hại, Sở Nông nghiệp và Môi trường đề nghị bộ phận khuyến nông cơ sở phải tiếp tục điều tra, theo dõi, phát hiện các đối tượng sinh vật gây hại chính trên các loại cây trồng khác để chủ động tham mưu phù hợp từng địa bàn.

Riêng với các huyện Nậm Pồ, Mường Nhé, Điện Biên đã phát hiện có châu chấu tre xuất hiện từ các năm trước cần chủ động điều tra, nắm bắt khu vực có ổ trứng để xây dựng kế hoạch phòng, chống, diệt trừ an toàn, hiệu quả, tiết kiệm.

Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

Báo động nguy cơ dịch bệnh do người dân vứt xác lợn ra môi trường

QUẢNG TRỊ Nhiều người dân tại các địa phương phía bắc tỉnh Quảng Trị vứt xác lợn chết vì dịch bệnh ra đồng.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Độc đáo nghề 'vuốt bụng cá' kiếm tiền triệu mỗi ngày

Cần Thơ Những con cá thát lát cườm bố mẹ nặng cả ký được vớt từ ao lên, kỹ thuật viên nhanh chóng bắt và vuốt mạnh bụng cá, dòng trứng phun ra màu vàng óng.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất