| Hotline: 0983.970.780

Đặt mục tiêu nuôi trồng, khai thác 9.200 tấn thủy sản vùng hồ Thác Bà

Thứ Hai 12/05/2025 , 06:37 (GMT+7)

YÊN BÁI Huyện Yên Bình (Yên Bái) đặt mục tiêu nuôi trồng và khai thác hơn 9.200 tấn thủy sản trên vùng hồ Thác Bà trong năm 2025

Tận dụng lợi thế mặt nước hồ Thác Bà, huyện Yên Bình khuyến khích người dân nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Thanh Tiến.

Tận dụng lợi thế mặt nước hồ Thác Bà, huyện Yên Bình khuyến khích người dân nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Thanh Tiến.

Phát huy lợi thế trên 19.000 ha mặt nước hồ Thác Bà, thời gian qua, huyện Yên Bình đã tích cực mời gọi và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, HTX đầu tư, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi cá lồng nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng mặt nước hồ Thác Bà để nuôi trồng thủy sản, góp phần nâng cao thu nhập, đời sống nhân dân.

Hiện, trên vùng hồ Thác Bà có 2 doanh nghiệp, 5 hợp tác xã (HTX), 13 tổ hợp tác và hơn 300 hộ dân nuôi cá lồng, nuôi cá quây lưới. Các loại cá chủ yếu được nuôi là lăng, diêu hồng, rô phi, ngạnh, bò, mè... Tổng sản lượng thủy sản toàn huyện hàng năm đạt trên 8.500 tấn.

Năm 2025, diện tích nuôi trồng, khai thác của huyện Yên Bình khoảng 800 ha. Toàn huyện phấn đấu phát triển ổn định 2.500 lồng cá; sản lượng nuôi trồng và khai thác đạt trên 9.200 tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 8.000 tấn; sản lượng khai thác tự nhiên đạt 1.200 tấn, tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản bình quân từ 1,8 - 2%/năm; cơ cấu thủy sản chiếm từ 19 - 20% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp.

Nhiều loại cá phát triển tốt trong môi trường nước hồ thủy điện Thác Bà. Ảnh: Thanh Tiến.

Nhiều loại cá phát triển tốt trong môi trường nước hồ thủy điện Thác Bà. Ảnh: Thanh Tiến.

Trong thời gian tới, huyện Yên Bình sẽ lồng ghép các nguồn vốn đầu tư, khuyến khích xã hội hóa nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân để xây dựng công trình đầu mối phục vụ ương giống, nuôi thủy sản, đẩy mạnh áp dụng các biện pháp thâm canh, thâm canh cao nâng nhằm cao năng suất, chất lượng sản phẩm; khuyến khích phát triển sản xuất thức ăn thủy sản phù hợp từng đối tượng nuôi.

Bên cạnh đó, tiếp tục phối hợp với Liên minh HTX Việt Nam và Liên minh HTX tỉnh phát triển, mở rộng các tổ hợp tác, HTX, tổ cộng đồng quản lý; phát triển các chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản. Tiếp tục thực hiện quy hoạch phân vùng sản xuất thủy sản, hình thành các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa và chế biến sâu sản phẩm từ cá.

Xem thêm
Người nuôi bò tự tin nhờ được hỗ trợ theo chiều sâu

Sóc Trăng đang phát triển chăn nuôi bò theo chiều sâu: cải tạo giống, quản lý đàn bài bản, ứng dụng cơ giới hóa... tăng hiệu quả kinh tế và giảm tác động môi trường.

Kết quả từ chương trình quốc gia, tiền đề của chăn nuôi an toàn sinh học

Kết quả đạt được từ các kế hoạch quốc gia là tiền đề quan trọng để xây dựng ngành chăn nuôi hiện đại, an toàn sinh học, đáp ứng yêu cầu thị trường.

Hải Phòng và Thái Bình được mùa vụ lúa Xuân 2025

Ngày 16/6, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Hoàng Trung cùng đoàn công tác của Bộ đã kiểm tra tình hình sản xuất vụ Xuân 2025 tại Hải Phòng và Thái Bình.

Gieo 'hạt vàng' trên vùng đá đen

ĐẮK NÔNG Trên vùng đá đen Krông Nô, người M’nông cần mẫn bứng đá, gieo xuống những 'hạt vàng'.

Cơ hội việc làm ngành nông nghiệp rộng mở với sinh viên

THÁI NGUYÊN Tại ngày hội việc làm của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, trong khi chỉ có 300 sinh viên ra trường thì nhu cầu tuyển dụng từ doanh nghiệp lên tới 4.000 vị trí.

Ứng dụng công nghệ tự động, trại gà đứng vững trước dịch bệnh

BÌNH DƯƠNG Nhờ áp dụng công nghệ tự động, trại gà Lê Thảnh đã vươn lên thành mô hình điển hình không chỉ về năng suất mà còn là điểm sáng trong phòng chống dịch bệnh.

Bảo vệ động vật hoang dã, ngăn tiếng kêu ai oán giữa rừng xanh

Sáng ngày 13/6, báo Pháp Luật TPHCM tổ chức tọa đàm ‘Bảo vệ động vật hoang dã nhìn từ luật pháp và lương tâm’ nhằm đưa ra giải pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng.

Bình luận mới nhất