| Hotline: 0983.970.780

Dẫn dụ và bắt ốc bươu vàng bằng vật liệu rẻ tiền

Thứ Ba 13/01/2009 , 08:00 (GMT+7)

Những vật liệu được sử dụng để dụ ốc là dây, lá khoai lang, lá khoai môn, lá đu đủ và vỏ xơ mít...

Ốc bươu vàng có tên khoa học là Pomacea canaliculata. Loài ốc này đang là một loại dịch hại nguy hiểm cho các nước trồng lúa châu Á. Chúng đã gây nên những tổn thất nặng cho nông dân vùng này.

Việc phòng trừ bằng các loại thuốc hóa học rất tốn kém, gây hại cho người sử dụng và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn tới ngành nuôi trồng thủy sản. Để phòng trừ ốc bươu vàng lúc đầu vụ lúa, các nhà khoa học của Viện lúa Philippine (Philrice) và nông dân đã thử nghiệm sử dụng biện pháp bón lót phân bón NPK (60-70 kg/ha), kết hợp với bón lót phân urea trước khi gieo sạ. Kết quả cho thấy mật độ ốc bươu vàng giảm được 55-60% lúc một tuần sau khi bón phân.

Phương pháp đơn giản khác là sử dụng các vật liệu sẵn có như một loại bả để dẫn dụ ốc bươu vàng. Những vật liệu được sử dụng để dụ ốc là dây, lá khoai lang, lá khoai môn, lá đu đủ và vỏ xơ mít. Những vật liệu này là những thức ăn ưa thích của ốc bươu vàng. Khi thả những vật liệu này xuống mặt nước, mùi thơm từ những vật liệu này sẽ dẫn dụ ốc từ các nơi khác bò tới và bu xung quang miếng vật liệu, giúp cho người bắt ốc rất dễ dàng bắt chúng. Kết quả thực nghiệm được ghi nhận như bảng sau: 

Bảng: Tỷ lệ % ốc bươu vàng bám trên mặt vật liệu 

Thứ tự

Tên vật liệu

Diện tích ốc bám bề mặt (%)

1

Lá khoai lang

100

2

Lá khoai môn, khoai sọ

100

3

Lá đu đủ

100

4

Vỏ xơ mít

100

Kết quả cho thấy lá khoai lang, khoai môn, khoai sọ, lá đu đủ có sức hấp dẫn rất cao đối với ốc bươu vàng. Thời gian từ khi thả lá xuống đến khi có ốc bám chỉ khoảng 10 phút đã có 30-50% diện tích bề mặt bị ốc bám. Đặc biệt là vỏ xơ mít có mùi thơm càng hấp dẫn ốc hơn, nhiều miếng vỏ xơ mít có ốc bám 2-3 tầng. Sau khi ốc bám kín các vật liệu trên thì người bắt chỉ việc mang rổ hoặc vợt ra là bắt dễ dàng.

Kết quả này rất có ích cho phòng trừ ốc bươu vàng trên ruộng lúa. Khi bắt ốc chỉ cần mang vợt hoặc rổ xúc nguyên đám lá cây lên bờ là bắt được ốc. Đặc biệt là với bà con nuôi tôm cá thì biện pháp này càng có ý nghĩa vì không thể sử dụng những loại thuốc hóa học để diệt chúng.

Xem thêm
Người nuôi heo có lời nhưng vẫn dè dặt tái đàn

ĐBSCL Giá heo hơi tại ĐBSCL tăng mạnh, giúp nhiều hộ nuôi có lãi khá, tuy nhiên, lo ngại dịch bệnh và chi phí cao khiến nhiều người không dám mạnh dạn tái đàn.

Chuyện thú y cơ sở: [Bài cuối] Lo lắng vẫn còn

QUẢNG BÌNH Lượng thú y cơ sở tại Quảng Bình mới được tái lập chưa tròn một năm, nay đứng trước những thách thức mới khi chủ trương bỏ cấp huyện được triển khai trên toàn quốc.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

'Hồi sinh' giống lúa mùa đặc sản quý hiếm

LONG AN Từ những dòng gen sót lại trên vùng trũng nhiễm phèn ở vùng biên giới Long An, các nhà khoa học phục tráng thành công giống lúa huyết rồng bản địa quý hiếm.

Nuôi biển tiên tiến - xu hướng tất yếu: [Bài cuối] Nhà khoa học đồng hành

Theo PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III, việc nuôi biển xa bờ ứng dụng công tiên tiến, công nghệ cao là xu hướng và tất yếu.

Trồng đưng ở đầm ngập mặn

Đầm ngập mặn ở Phổ Thạnh đang dần được phủ xanh bởi những cây đưng, giúp bảo vệ đất, tạo ra môi trường thuận lợi để sản xuất muối sạch, chất lượng cao.