| Hotline: 0983.970.780

Dầm đường tàu điện trên cao đầu tiên của Hà Nội được lắp như thế nào ?

Thứ Năm 24/04/2014 , 14:47 (GMT+7)

Hàng đêm, chiếc cẩu trục khổng lồ miệt mài nâng những phiến dầm bê tông 200 tấn để ghép vào các cột trụ tại công trình đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông, Hà Nội.

Nhập mô tả cho ảnh Công trình đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông dài 13 km, xuất phát từ ngã tư Cát Linh - Giảng Võ, qua phố Hào Nam, vượt trên hồ Hoàng Cầu, cắt ngang các tuyến Thái Hà, Thái Thịnh rồi men dọc theo sông Tô Lịch bên đường Láng Thượng rẽ về hướng Nguyễn Trãi chạy thẳng xuống Trần Phú, Quang Trung (quận Hà Đông). Nhập mô tả cho ảnh Trong ảnh, tuyến đường chạy dọc Nguyễn Trãi (Thanh Xuân). Từ ngày 3/4, nhà thầu dự án đường sắt trên cao tuyến Cát Linh – Hà Đông đã triển khai lắp dầm cầu. Sau 20 ngày thi công, 18 nhịp từ cột trụ JR08 đến cột trụ JR27 trên đường Quang Trung (Hà Đông) đã được ghép. Nhập mô tả cho ảnh Mỗi phiến dầm bê tông dài 33 m, nặng 236 tấn, đây là phiến dầm hộp đường sắt đúc sẵn lần đầu tiên ở Việt Nam. Hai cột trụ liên tiếp được nối bằng hai phiến dầm song song nhau. Nhập mô tả cho ảnh Việc vận chuyển dầm diễn ra vào ban đêm, từ 20h đêm hôm trước tới 5h sáng ngày hôm sau để tránh ùn tắc trong thi công. Nhập mô tả cho ảnh Sau khi cẩu trục đặt thanh dầm vào đúng bệ đỡ của trụ cột, công việc còn lại của các kỹ sư và công nhân là đảm bảo cho các mối nối được chính xác và bắt vít cẩn thận. Nhập mô tả cho ảnh Chiếc cẩu trục Pooctic mã hiệu MDGL150-17Q150T có sức nâng trọng tải tối đa mỗi đầu là 150 tấn, khi kết hợp nâng đồng thời cả hai bên sẽ nâng được thiết bị nặng gần 300 tấn. Ban ngày cẩu trục được di chuyển nép sát vỉa hè, nhường đường cho các phương tiện giao thông khác, trong lúc này, công nhân làm nhiệm vụ kiểm tra gắn kết các mối hàn, vít của các phiến dầm mới được lắp. Loại cẩu Pooctic nặng 165 tấn, cao 26 m, rộng 12 m, tự vận hành di chuyển trên đường bằng 16 chiếc lốp khổng lồ chứ không nhờ thiết bị vận chuyển nào khác. Nhập mô tả cho ảnh Với hơn 800 phiến dầm trên toàn bộ tuyến đường, trung bình mỗi ngày tuyến được lắp từ 2 đến 3 phiến. Dự kiến sau khoảng một năm, công đoạn ghép dầm mới hoàn thành. Nhập mô tả cho ảnh Tuyến đi qua hai con sông Nhuệ (quận Hà Đông) và Tô Lịch (quận Đống Đa). Tại khu vực cầu Trắng mới chỉ có hai mố cầu được dựng lên, còn phía sông Tô Lịch công trình mới đang ở giai đoạn giải tỏa mặt bằng. Nhập mô tả cho ảnh Mặc dù khởi công từ 10/10/2011, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2014 và chạy thử vào quý 2/2015, tuy nhiên tới nay, nhiều hạng mục công trình còn chưa thấy hình thù, trên công trường chỉ có lác đác công nhân làm việc vào ban ngày. Nhập mô tả cho ảnh Tuyến đường sắt trên cao tại đoạn ngã tư Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển. Nhập mô tả cho ảnh Những cột trụ bê tông khổng lồ mới mọc lên bên dòng sông Tô Lịch. Nếu đi ngược từ Hà Đông về trung tâm thủ đô, tuyến sẽ rẽ trái từ đường Nguyễn Trãi men theo sông Tô Lịch, sau đó rẽ phải vào phố Yên Lãng. Nhập mô tả cho ảnh Mới chỉ có hơn 300 trong tổng số 421 cột trụ được hoàn thành. Tại nhiều điểm, công nhân mới đang lắp hộp sắt để đổ bê tông. Gói thầu chính của dự án (thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp) do Công ty hữu hạn Tập đoàn cục 6 đường sắt Trung Quốc thực hiện theo hình thức tổng thầu EPC. Nhập mô tả cho ảnh Theo thông tin mới nhất từ báo Tuổi Trẻ, dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã bị đội vốn thêm 339 triệu USD. Nguyên nhân một phần do chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, quy hoạch các công trình nội đô chồng chéo gây vướng mắc trong thi công. Nhập mô tả cho ảnh Hồ tù tại điểm đầu Cát Linh đang được san lấp để có thể triển khai hạ tầng cơ sở cho nhà ga số 1. Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) gồm các hạng mục: xây dựng 13 km đường sắt đi trên cao, 1,7 km ra vào khu trạm, đường sắt đôi có khổ 1,435 m, tốc độ tối đa 80 km/h; trang bị 13 đoàn tàu 4 toa xe công suất khoảng 1.200 người, tần suất chạy 2 phút/chuyến. Dự án cũng bao gồm 12 ga trên cao, nhà điều hành 9 tầng trong khu depot rộng 23 ha. 

 

(zing.vn)

Xem thêm
Nuôi 7.000 gà lấy trứng, nông dân lỗ gần 2 triệu đồng mỗi ngày

Giá trứng hiện quanh mốc 1.300 - 1.400 đồng/quả và theo dự đoán, sau dịp lễ 30/4 và 1/5, có thể tụt xuống 1.000 - 1.100 đồng/quả.

Nắng nóng gay gắt khiến cua nuôi chết rải rác

CÀ MAU Điều kiện khí hậu nắng nóng khắc nghiệt khiến tôm nuôi, cua nuôi bị chết rải rác, người nuôi lo lắng.

Bình Liêu 'khát nước' giữa mùa gieo cấy

Huyện Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh) đang trải qua đợt khô hạn nghiêm trọng. Những mảnh ruộng khô nứt, những dòng suối cạn trơ đáy khiến người dân lo lắng.

Đi giữa ngàn xanh

GIA LAI Khoát hơn nửa vòng tay, Rô Krik nói: ‘Giờ đây, xã Đất Bằng đã khoác lên mình một màu xanh bất tận, màu xanh của ấm no, đủ đầy và ngập tràn hạnh phúc".

Sống chung với khô hạn: [Bài 2] Tưới tiên tiến giảm áp lực nguồn nước

Những năm qua, người dân Ninh Thuận đua nhau lắp đặt các thiết bị tưới tiên tiến nhằm tiết kiệm nước, thích ứng với nắng nóng, khô hạn kéo dài.

Tôm giống tốt 'mở đường' thắng lợi cho vụ xuân hè

Hà Tĩnh Ngoài yếu tố vệ sinh ao hồ, chất lượng con giống là yêu cầu hàng đầu để quyết định thắng lợi hay thất bại vụ nuôi tôm xuân hè năm 2025.

Để những cánh rừng thông không còn ‘rỉ máu’

YÊN BÁI Những cánh rừng thông xanh ngút ngàn, bảo vệ đồng bào Mông trước bão gió, lũ quét và cung cấp nguồn nước cần được bảo vệ nghiêm ngặt hơn để không còn bị ‘rỉ máu’.