| Hotline: 0983.970.780

Làm chủ cánh đồng 50 hecta bằng công nghệ hiện đại

Chủ Nhật 20/07/2025 , 19:19 (GMT+7)

HẢI PHÒNG Nhờ tích tụ đất và đầu tư công nghệ hiện đại, anh Nguyễn Văn Hùng ở Hải Phòng đã cơ giới hóa 100%, mở ra hướng đi mới trong sản xuất lúa.

Đi từ ngõ, gõ từng nhà gom đất bỏ hoang

Trên những cánh đồng rộng mênh mông của xã Việt Khê (TP Hải Phòng) hôm nay đã có sự thay đổi lớn. Thay vì hình ảnh quen thuộc “con trâu đi trước, cái cày theo sau” là những cỗ máy cày công suất lớn, những chiếc máy cấy ngồi lái hiện đại và cả những thiết bị bay không người lái (drone) lướt nhẹ trên mặt ruộng thay sức người trong sản xuất.

Anh Nguyễn Văn Hùng phấn khởi bắt đầu sản xuất vụ mùa 2025 bằng máy móc hiện đại vừa được trang bị. Ảnh: Đinh Mười.

Anh Nguyễn Văn Hùng phấn khởi bắt đầu sản xuất vụ mùa 2025 bằng máy móc hiện đại vừa được trang bị. Ảnh: Đinh Mười.

Người tiên phong tích tụ ruộng đất và đưa máy móc, khoa học công nghệ vào đồng ruộng ở đây là anh Nguyễn Văn Hùng. Anh có đam mê dường như bất tận với nông nghiệp, đã nếm trải nhiều thăng trầm, có đủ trải nghiệm thắng - bại khi thử nghiệm các loại cây trồng trên những cánh đồng bỏ hoang.

“Tích tụ ruộng đất là bước đi then chốt đầu tiên. Ban đầu, có những hộ cho mượn đất miễn phí 1 - 2 vụ. Sau khi thấy mình làm hiệu quả họ mới tin tưởng ký hợp đồng cho thuê dài hạn", anh Hùng chia sẻ.

Việc anh Hùng bất chấp khó khăn, từng ngày hồi sinh những cánh đồng cỏ mọc um tùm không chỉ là chuyện làm giàu cá nhân, mà còn là lời giải cho bài toán lớn nhất của nông nghiệp Hải Phòng hiện nay, đó là làm thế nào để vượt qua giới hạn của sản xuất nhỏ lẻ, khắc phục tình trạng gần 4.300 hecta đất bị bỏ hoang để tiến lên nền nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, hiệu quả và bền vững.

Để có được khu đồng rộng 50 hecta như hiện tại, anh Hùng phải mất nhiều năm kiên trì đi "gõ cửa từng nhà”. Kinh nghiệm của anh không nằm ở lý thuyết cao siêu mà ở sự thấu hiểu và uy tín, bắt đầu bằng việc khảo sát, lập danh sách các hộ không còn nhu cầu canh tác, tiếp cận họ một cách chân thành, lắng nghe hoàn cảnh và đưa ra những phương án thuê, mượn linh hoạt.

Sự minh bạch, giữ chữ tín và cam kết không thay đổi mục đích sử dụng đất đã giúp anh nhận được sự đồng thuận của hàng trăm hộ dân. Ngay khi có đất, anh lập tức đầu tư san gạt mặt bằng, nạo vét kênh mương, biến những thửa ruộng phân tán thành các cánh đồng lớn, tạo ra diện mạo hoàn toàn mới cho những cánh đồng.

Với chiếc máy cấy này, chỉ 2 người có thể nhanh chóng cấy xong cánh đồng lớn trong một buổi. Ảnh: Đinh Mười.

Với chiếc máy cấy này, chỉ 2 người có thể nhanh chóng cấy xong cánh đồng lớn trong một buổi. Ảnh: Đinh Mười.

Nhưng tích tụ đất đai chỉ là điều kiện cần để tạo đột phá, điều kiện đủ là phải có công nghệ. Với quy mô 50 hecta, sản xuất thủ công là điều không tưởng. Do vậy, anh Hùng đã phải huy động nguồn lực lên tới hàng tỷ đồng, phần lớn là vay mượn để đầu tư hệ thống máy móc, công nghệ hiện đại, đồng bộ như máy cày, máy gặt đập liên hợp và thuê dịch vụ drone phun thuốc.

Những cỗ máy này làm việc không mệt mỏi, chính xác. Máy cấy giúp giảm 70 - 80% công lao động, đảm bảo mật độ lúa đồng đều. Máy gặt thu hoạch nhanh, giảm thất thoát, còn drone giúp tiết kiệm hóa chất, bảo vệ sức khỏe. Hiệu quả kinh tế thấy rõ khi chi phí lao động giảm 35 - 50%, năng suất tăng 10 - 15%, quan trọng nhất là anh hoàn toàn chủ động trong sản xuất, không còn lệ thuộc vào nhân công thời vụ.

Theo tính toán, san phẳng ruộng bằng GPS giúp tiết kiệm 30 - 40% nước tưới, máy cấy tự hành giúp giảm 15% giống, drone giảm 30 - 40% vật tư, máy cuộn rơm chấm dứt tình trạng đốt rơm gây ô nhiễm...

Ông Vũ Thành Quang - Trưởng phòng Kinh tế xã Việt Khê khẳng định: "Mô hình sản xuất của anh Hùng là một điểm sáng, đã khắc phục được tình trạng ruộng đất bỏ hoang và định hướng sản phẩm tiệm cận các tiêu chuẩn cao hơn như hữu cơ, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Hiện địa phương đang rà soát lại toàn bộ hệ thống kênh mương, thủy lợi để kiến nghị Thành phố đầu tư, nâng cấp, tạo điều kiện tốt nhất cho sản xuất và áp dụng cơ giới hóa”.

"Cú hích" chính sách và sức bật nhờ công nghệ

Năm 2025, mô hình của anh Nguyễn Văn Hùng nhận được "cú hích" quan trọng từ Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng thông qua dự án “Cánh đồng công nghệ chính xác DTALS trong sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính, gắn với tăng trưởng xanh”. Theo đó, anh được hỗ trợ 40% chi phí giống, phân bón và tiếp cận các công nghệ mới nhất như thiết bị san phẳng mặt ruộng bằng laser, máy cấy định vị không người lái, máy cuộn rơm...

Anh Nguyễn Văn Hùng đã làm chủ cả cánh đồng lúa rộng lớn này bằng máy móc, công nghệ hiện đại. Ảnh: Đinh Mười.

Anh Nguyễn Văn Hùng đã làm chủ cả cánh đồng lúa rộng lớn này bằng máy móc, công nghệ hiện đại. Ảnh: Đinh Mười.

“Sau khi được hỗ trợ tôi có điều kiện để đầu tư thêm móc móc, công nghệ hiện đại phục vụ sản xuất tại cánh đồng lớn, Hiện tôi đã có 4 máy cày công suất lớn, 3 máy cấy (cả dắt tay và ngồi lái), 2 máy gặt đập liên hợp. Nhờ máy móc, công nghệ, tôi chỉ cần 15 lao động là đã có thể làm chủ cả vùng sản xuất rộng gần 50 hecta. Đây là những thứ mà các hộ đại điền như chúng tôi thực sự rất cần để nâng cao hiệu quả sản xuất”, anh Hùng phấn khởi.

Bà Cao Thanh Huyền - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng cho biết, mô hình ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa vào sản xuất lúa của anh Hùng không chỉ mang tính trình diễn kỹ thuật mà là bước tiến quan trọng trong hành trình chuyển đổi sang nền nông nghiệp công nghệ cao, thông minh của Thành phố.

Về hành lang pháp lý cho sự chuyển đổi này, bà Huyền khẳng định đến nay đã được chuẩn bị đầy đủ từ các cơ chế, chính sách của Trung ương. Để cụ thể hóa các chủ trương này, Hải Phòng đã ban hành hàng loạt cơ chế, kế hoạch về chuyển đổi số, xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là hỗ trợ tích tụ đất đai. Và mô hình "Cánh đồng công nghệ" chính là sự hiện thực hóa các chủ trương đó, các công nghệ được áp dụng không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn có ý nghĩa lớn về môi trường.

Nhờ công nghệ và máy móc hiện đại, anh Hùng làm chủ được vùng sản xuất rộng lớn mà năng suất lúa vẫn vượt trội. Ảnh: Đinh Mười.

Nhờ công nghệ và máy móc hiện đại, anh Hùng làm chủ được vùng sản xuất rộng lớn mà năng suất lúa vẫn vượt trội. Ảnh: Đinh Mười.

“Với tổng diện tích đất nông nghiệp lên tới trên 185.000 hecta sau sáp nhập, bao gồm các vùng chuyên canh lớn như lúa, rau màu, cây ăn quả, Hải Phòng có tiềm năng khổng lồ để nhân rộng các mô hình như của anh Hùng. Đây là lúc chúng ta cần chuyển mạnh từ sản xuất truyền thống sang nông nghiệp thông minh, sinh thái và số hóa trong sản xuất”, bà Huyền nhấn mạnh.

Cũng theo bà Huyền, thời gian tới, trên cơ sở chỉ đạo của Thành phố, của Sở Nông nghiệp và Môi trường, đơn vị sẽ chỉ đạo quyết liệt theo 5 nhóm giải pháp trọng tâm gồm: Mở rộng mô hình cánh đồng công nghệ ra các cây trồng chủ lực khác; đẩy mạnh đào tạo kỹ năng số cho nông dân; hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu, kho lạnh; quy hoạch vùng sản xuất lớn và cuối cùng là phát triển hạ tầng dữ liệu số, kết nối thương mại điện tử.

Những "cánh đồng công nghệ" của anh Nguyễn Văn Hùng không là minh chứng cho thấy khi có sự quyết tâm của nông dân, sự đồng hành của chính quyền và sự tiếp sức của khoa học công nghệ, nông nghiệp Hải Phòng sau khi sáp nhập hoàn toàn có thể tạo ra những bước nhảy vọt.

Xem thêm
Dịch tả lợn Châu Phi tại Nghệ An lây lan nhanh

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An xảy ra một số loại dịch bệnh chăn nuôi nguy hiểm, đáng ngại hơn cả là diễn biến dịch tả lợn Châu Phi trong thời gian gần đây.

Lập chốt kiểm dịch liên ngành, phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

GIA LAI Trước tình hình trên địa bàn đã xảy ra nhiều ổ dịch tả lợn Châu Phi, lãnh đạo tỉnh Gia Lai chỉ đạo phải quyết liệt với công tác phòng chống dịch bệnh này.

Tìm biện pháp phòng trừ tuyến trùng gây hại cho lúa ở ĐBSCL

An Giang Tuyến trùng sống trong đất và ký sinh vào rễ lúa, gây bướu rễ, thối nâu rễ, làm cây lúa kém phát triển, đẻ nhánh ít, gây hiện tượng lép trắng, giảm năng suất.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Siết chặt bảo vệ rừng trong mùa khai thác hạt ươi

ĐÀ NẴNG Mùa ươi không chỉ giúp bà con cải thiện sinh kế mà còn là thử thách cho công tác bảo vệ rừng, đòi hỏi trách nhiệm của cả người dân và lực lượng chức năng.

Bình luận mới nhất