| Hotline: 0983.970.780

Đăk Nông: Khó tái đàn do khan hiếm con giống

Chủ Nhật 12/07/2020 , 11:27 (GMT+7)

Mặc dù nhiều địa phương trong tỉnh Đắk Nông đã công bố hết dịch tả lợn Châu Phi, nhưng việc tái đàn của người dân đang gặp khó do thiếu nguồn giống.

Huyện Cư Jút đã công bố hết dịch tả lợn châu Phi từ tháng 2/2020 và đã triển khai kế hoạch tái đàn, nhưng hiện nhiều hộ vẫn để trống chuồng.

Lùng sục khắp nơi, nhưng gia đình ông Hà Văn Hạnh chỉ mua được 4 con lợn giống để tái đàn. Ảnh: Bảo Trọng

Lùng sục khắp nơi, nhưng gia đình ông Hà Văn Hạnh chỉ mua được 4 con lợn giống để tái đàn. Ảnh: Bảo Trọng

Gia đình ông Cao Xuân Giao ở thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút do không có nguồn lợn giống nên phải bỏ chuồng từ nhiều tháng nay. Ông Giao chia sẻ: “Hiện giống lợn không có để tái đàn, gia đình tôi trước đây lúc nào trong chuồng cũng cũng có hàng trăm con lợn nái và lợn thịt, nhưng từ khi dịch xuất hiện đành phải bỏ trống. Thời gian qua tôi đã đi nhiều nơi và nhờ người mua giúp nhưng không kiếm được con giống”.

Gia đình ông Hà Văn Hạnh ở thôn 5, xã Cư K’nia có hệ thống chuồng trại chăn nuôi lên tới trên 60 con lợn thịt và lợn nái, cả tháng nay đi nhiều nơi hỏi mua giống nhưng cũng chỉ mua được 4 con.

Ông Hạnh cho biết: “Hiện nay con giống rất khan hiếm, những mối quen trước đây, giờ cũng phải đặt cọc và phải mua với giá cao chót vót. Một con lợn giống 10kg hiện giá 2,2 triệu đồng, cao hơn thời gian trước dịch 1,5 triệu đồng, lợn sinh sản có giá từ 3,5-4 triệu đồng/con”.

Xã Cư K’nia là địa phương có tổng đàn lợn lớn nhất huyện Cư Jút, thế nhưng hiện nay hầu hết các hộ chăn nuôi lợn đều bế tắc trong việc tìm nguồn lợn giống về nuôi.

Ông  Nguyễn Đức Thịnh, Bí thư Đảng ủy xã Cư K’nia cho biết, hiện trên địa bàn xã có một công ty chăn nuôi lợn quy mô lớn, tuy nhiên nguồn con giống họ chỉ cung cấp cho các công ty hạt nhân trong hệ thống. Đối với các cơ sở chăn nuôi, hộ chăn nuôi quy mô trang trại có đàn lợn nái nhưng cũng chỉ đảm bảo nguồn giống cho chính trang trại của mình. Do vậy, bà con rất khó khăn trong việc tìm nguồn lợn giống.

Trong thời gian tới, xã sẽ liên hệ với các ngành chuyên môn, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật Nông nghiệp huyện làm việc với các công ty, các trại chăn nuôi lớn có nguồn giống sạch bệnh để cung cấp cho người dân tái đàn.

Theo ông Hồ Sơn, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Cư Jút, để tái đàn thành công người dân phải đặc biệt quan tâm đến chất lượng con giống, bên cạnh đó phải đủ các điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học, có hố tiêu độc sát trùng, đảm bảo phương tiện, dụng cụ bảo hộ để ngăn ngừa dịch tái phát. Đặc biệt, nguồn lợn giống chuyển từ địa phương khác về huyện Cư Jút phải được kiểm dịch. Khi đảm bảo các điều kiện về an toàn dịch bệnh và kết quả xét nghiệm âm tính với với mầm bệnh dịch tả lợn châu Phi thì mới được tái đàn.

Nhiều hộ dân tiêu độc khử trùng chuồng trại để chuẩn bị tái đàn. Ảnh: Bảo Trọng.

Nhiều hộ dân tiêu độc khử trùng chuồng trại để chuẩn bị tái đàn. Ảnh: Bảo Trọng.

Ông Đoàn Văn Đáp, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN- PTNT tỉnh Đắk Nông), hiện nay toàn tỉnh có 250.252 con lợn, đạt 118% so với kế hoạch năm 2020. Trong đó đàn lợn thịt khoảng 230.200 con.

Công tác tái đàn lợn thời gian qua đã được UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các cơ sở chăn nuôi tập trung tái đàn, tăng quy mô chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu người dân trên địa bàn tỉnh.

Để thúc đẩy tái đàn, tăng đàn nhanh và an toàn, Sở NN-PTNT đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở sản xuất lợn giống tại địa phương tăng cường việc nhân giống, cung ứng lợn giống có chất lượng và an toàn dịch bệnh cho người chăn nuôi. Cùng với đó, các địa phương khẩn trương thực hiện các thủ tục cần thiết để chi trả kịp thời kinh phí hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy vì dịch tả châu Phi nhằm giúp họ có nguồn vốn khôi phục sản xuất, tăng quy mô đàn lợn .

Xem thêm
Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Lúa mất mùa, mất giá, nông dân kém vui

GIA LAI Nông dân Gia Lai đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân. Vụ này không chỉ năng suất lúa thấp mà giá lúa cũng giảm, nông dân kém vui.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

169 hạt sen bay lên vũ trụ: Khoa học và niềm tự hào dân tộc

Phi hành gia Amanda Nguyễn mang 169 hạt sen của Việt Nam bay vào không gian là khởi đầu mới trong nghiên cứu khoa học và thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Tổ đoàn kết nhân đôi sức mạnh ngư dân, làm 'tai mắt' trên biển

ĐÀ NẴNG Đà Nẵng có gần 100 tổ đoàn kết với 700 tàu cá cùng hỗ trợ nhau vươn khơi bám biển, khai thác thủy sản bền vững và chấp hành quy định chống khai thác IUU.

Cháy rừng từ Hòa Bình lan sang Hà Nam

HÀ NAM Lực lượng chức năng đang khẩn trương ngăn chặn đám cháy từ tỉnh Hoà Bình lan sang khu rừng ở phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.