| Hotline: 0983.970.780

Đã có giải pháp ngăn chặn ve sầu hại cà phê

Thứ Ba 15/07/2008 , 08:30 (GMT+7)

Trong những năm gần đây nạn ve sầu phát sinh, phát triển với mật số lớn, có nhiều năm đã trở thành dịch gây hại nặng nề cho các vườn trồng cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên.

Để đối phó với nạn dịch ve sầu nguy hại này nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học trong ngành nông nghiệp, đặc biệt là Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam đã vào cuộc. Tuy các kết quả nghiên cứu bước đầu mới dừng lại ở mức xác định được một số loài ve sầu gây hại chính, qui luật phát sinh, phát triển và gây hại của chúng và đề ra được một số biện pháp phòng trừ có tính chất tổng hợp, trong đó chủ đạo là sử dụng thuốc hóa học và phương pháp “chặn bắt ấu trùng” có tính khả thi cao. NNVN giới thiệu để các địa phương và bà con trồng cà phê ở Tây Nguyên tham khảo, áp dụng.

Thiệt hại do ve sầu: Tin mới nhất từ Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng cho hay, hiện có 30.246 ha cà phê ở các huyện Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, thị xã Bảo Lộc… bị nhiễm ấu trùng ve sầu, tăng 11.235ha so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, có khoảng 1.665ha ở các huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lâm… bị nhiễm nặng với mật độ trung bình 35 con/gốc, riêng ở thị xã Bảo lộc có nhiều khu vực bị nhiễm đến 180 con/gốc. Theo số liệu điều tra của Chi cục BVTV tỉnh Đắk Nông thì tại tỉnh này, ve sầu đất xuất hiện dày với mật độ từ 30 đến 35 con/gốc, gây hại hàng ngàh ha cà phê, tập trung nhiều nhất ở các huyện Đắk Mil, Đăk Song và Đăk R’Lấp.

Vườn cà phê bị ve sầu tàn phá

Trong niên vụ cà phê 2007-2008, Đăk Nông có khoảng 64.000ha cà phê giảm hơn 30% năng suất thu hoạch, làm thiệt hại cho nông dân hàng trăm tỷ đồng. Nhiều bà con trồng cà phê cho hay, thông thường ve sầu xuất hiện vào khoảng tháng 9, nhưng năm nay ngay từ tháng 5 chúng đã gây hại trên nhiều vườn cà phê. Ấu trùng ve sầu tấn công trực tiếp bộ rễ, làm cho cây cà phê suy kiệt rất nhanh, lá vàng dẫn đến rụng quả, nếu bị hại nặng cây có thể chết. Ngoài việc gây hại trực tiếp, các vết thương ở rễ cà phê do ấu trùng ve sầu gây ra cũng là điều kiện tốt cho một số nấm bệnh xâm nhập gây hại, điển hình như bệnh vàng lá thối rễ cà phê do nấm Fusarium gây ra.

Bước đầu Viện KHKTNN miền Nam xác định được 3 loài chủ yếu: Oncotympana maculaticollis, Purana guttularis Walker và Inthaxara flexa Lei et Li. Tuy nhiên, quan sát các mẫu ve sầu thu thập được có thể khẳng định số loài ve sầu gây hại cà phê ở Tây Nguyên có thể còn cao hơn nhiều.

Nguyên nhân bùng phát của dịch ve sầu: TS. Nguyễn Mạnh Hùng, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam cho biết: Bắt đầu từ năm 2004 ve sầu xuất hiện gây hại cục bộ trên một số vườn cà phê tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Tháng 6-7 năm 2006 diện tích cà phê bị ve sầu gây hại tăng nhanh và phân bổ trên diện rộng ở nhiều tỉnh. Theo các kết quả nghiên cứu thì việc lạm dụng và sử dụng thuốc hóa học không đúng (như rải hoặc tưới thuốc xuống đất) đã góp phần làm cho ve sầu bùng phát thành dịch, do thuốc hóa học đã tiêu diệt các đối tượng thiên địch của ve sầu như kiến, ong, nhện…

Kết quả điều tra nhiều vườn cà phê ở Tây Nguyên cho thấy, trong nhiều năm qua ngoài việc phải phun nhiều thuốc để trừ rệp sáp, người dân còn phải bôi và rải thuốc xuống đất để trừ kiến cho dễ thu hái nên tại các vườn này mật độ ve sầu gây hại nhiều gấp 5-10 lần so với các vườn khác không sử dụng thuốc diệt kiến, hoặc diệt kiến có kiểm soát.

Biện pháp phòng trừ: Nhiều nông dân cho biết ấu trùng ve sầu gây hại rất lớn cho cây cà phê nhưng lại rất khó ngăn ngừa và tiêu diệt tận gốc, vì chúng có nhiều loài có đặc điểm vòng đời khác nhau; ấu trùng thường nằm sâu dưới đất (từ 10-20cm) để cắn phá bộ rễ, rất khó phun xịt thuốc diệt trừ, mặt khác lại rất dễ gây ô nhiễm môi trường sinh thái (đất và nguồn nước ngầm) nên hiệu quả không cao. Theo các nhà khoa học, trước mắt cần áp dụng các biện pháp tổng hợp và phải làm đồng bộ có tính chất cộng đồng, làm liên tục mới có khả năng hạn chế, tiến tới diệt trừ được loại dịch hại nguy hiểm này.

Biện pháp canh tác: Bón phân cân đối, hợp lý: (N:P:K = 200kg:150kg:300kg)/ha. Hàng năm, sau khi thu hoạch xong tiến hành cào bồn nhằm tiêu diệt và làm giảm số lượng ấu trùng ve sầu tuổi nhỏ. Tỉa bỏ, thu gom và tiêu hủy các cành cà phê nhỏ còn mang trứng của ve sầu.

Biện pháp ngăn chặn: Dùng lưới nilon bao quanh thân, các cành lớn nhằm ngăn không cho ve sầu đẻ trứng vào thời kỳ vũ hóa hàng năm (tháng 5, 6). Dùng màng phủ nilon phủ kín phần đất xung quanh gốc cây ngăn không cho ấu trùng chui xuống đất sau khi nở (từ tháng 8 đến tháng 9). Dùng chất keo dính bôi quanh gốc, thân cây để ngăn chặn ấu trùng bò lên cây vũ hóa và đẻ trứng.

Về giải pháp “chặn bắt ấu trùng”, TS. Nguyễn Mạnh Hùng giải thích: Dựa vào đặc điểm ấu trùng ve sầu thường chui từ dưới đất bò theo thân cây để lột xác, vũ hóa và đẻ trứng khoảng tháng 5 đến tháng 6 hàng năm, người ta sử dụng một loại keo dính có tẩm thuốc trừ sâu bôi quanh thân cây cà phê ở đoạn gốc cách mặt đất 15-20cm hoặc phết vào các dải băng được làm bằng vải hoặc nhựa nilon quấn xung quanh cây để tiêu diệt chúng.

Đây là phương pháp dễ làm, rẻ tiền, có tính khả thi cao và là giải pháp được đánh giá là thân thiện môi trường được nhiều bà con trồng cà phê ở Lâm Đồng áp dụng trong thời gian vừa qua đạt hiệu quả cao, tiêu diệt được ấu trùng làm giảm mật số, hạn chế thiệt hại đồng thời giảm chi phí tới 1/5 so với tưới hoặc phun xịt thuốc như trước đây.

Xem thêm
Tăng hiệu suất sử dụng đất nhờ mô hình trại lợn nhiều tầng

Dù mức đầu tư cao hơn 1,5 - 1,8 lần bình thường, mô hình trại lợn nhiều tầng cho thấy hiệu quả vượt trội khi giúp tăng hiệu suất sử dụng đất từ 4–10 lần.

Gỡ khó cho giết mổ tập trung: [Bài 1] Khánh Hòa loay hoay

Thiếu cơ chế chính sách hấp dẫn nên thời gian qua, tỉnh Khánh Hòa vẫn chưa thu hút được doanh nghiệp đầu tư các cơ sở giết mổ tập trung.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

'Hồi sinh' giống lúa mùa đặc sản quý hiếm

LONG AN Từ những dòng gen sót lại trên vùng trũng nhiễm phèn ở vùng biên giới Long An, các nhà khoa học phục tráng thành công giống lúa huyết rồng bản địa quý hiếm.

Bắt được cua biển có màu đỏ lạ mắt trong vuông tôm

Một nông dân ở xã Lý Văn Lâm, TP. Cà Mau vừa bắt được con cua biển có màu đỏ lạ mắt, nghi do môi trường ao nuôi thiếu ô-xy.

Phát huy vai trò của cộng đồng trong phòng cháy, chữa cháy rừng

Sự phối hợp chặt chẽ từ tỉnh đến cơ sở và tham gia của cộng đồng, Quảng Nam đang từng bước xây dựng một thế trận phòng cháy rừng chủ động, hiệu quả.