| Hotline: 0983.970.780

Cứu hộ cùng lúc 7 gấu ngựa tại Hà Nội

Thứ Năm 07/07/2022 , 16:09 (GMT+7)

Ngày 7/7, Tổ chức Động vật Châu Á thực hiện cứu hộ toàn bộ 7 cá thể gấu ngựa trưởng thành được chuyển giao từ một gia đình tại huyện Phúc Thọ, Hà Nội.

Các y bác sỹ thú y của Tổ chức Động vật Châu Á khám sức khỏe cho 7 cá thể gấu ngựa mới được cứu hộ tại Phúc Thọ. Ảnh: AAF.

Các y bác sỹ thú y của Tổ chức Động vật Châu Á khám sức khỏe cho 7 cá thể gấu ngựa mới được cứu hộ tại Phúc Thọ. Ảnh: AAF.

Toàn bộ 7 cá thể gấu ngựa trưởng thành được chuyển giao từ gia đình ông Nguyễn Văn Thao tại xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ, Hà Nội. 7 gấu ngựa đều được gia đình nuôi lâu năm, có chip đăng kí, ước tính các cá thể gấu trên đều trên 20 năm tuổi.

Tổ chức Động vật Châu Á và Chi cục Kiểm lâm Hà Nội hợp tác chặt chẽ trong công tác tuyên truyền bảo vệ gấu từ năm 2016. Ảnh: AAF.

Tổ chức Động vật Châu Á và Chi cục Kiểm lâm Hà Nội hợp tác chặt chẽ trong công tác tuyên truyền bảo vệ gấu từ năm 2016. Ảnh: AAF.

Theo thông tin từ Chi cục Kiểm lâm Hà Nội, qua nhiều lần vận động của các cơ quan chức năng, gia đình chủ gấu đã thống nhất và đồng ý tự nguyện giao nộp 7 cá thể gấu này cho Nhà nước, cũng như mong muốn đưa gấu về Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam tại Vườn quốc gia Tam Đảo để tiếp tục chăm sóc, bảo tồn.

Chi cục Kiểm lâm Hà Nội, chính quyền địa phương chứng kiến quá trình bàn giao gấu về Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam. Ảnh: AAF.

Chi cục Kiểm lâm Hà Nội, chính quyền địa phương chứng kiến quá trình bàn giao gấu về Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam. Ảnh: AAF.

Ông Nguyễn Văn Thao là gia đình đầu tiên đồng ý tự nguyện chấm dứt việc nuôi gấu vì mục đích thương mại tại Hà Nội, qua đó ghi nhận dấu mốc đáng nhớ trong công tác vận động tuyên truyền của các cơ quan chức năng.

Đây là lần thứ 2 Tổ chức Động vật Châu Á và Chi cục Kiểm lâm Hà Nội phối hợp cứu hộ tại xã Phụng Thượng, Hà Nội trong năm nay, nâng tổng số lượng gấu vận động cứu hộ lên 10 cá thể.

Phụng Thượng là địa phương còn nhiều gấu nuôi nhốt nhất trong cả nước với 122 cá thể trong 18 hộ gia đình/trại tư nhân.

Xem thêm
Bí quyết nuôi ong theo mùa hoa tự nhiên

CẦN THƠ Để mật ong đa hương vị, anh Nguyễn Kim Trọng (34 tuổi, ở TP. Cần Thơ) đưa các thùng ong đến nhiều tỉnh theo mùa hoa tự nhiên: tràm, dừa, chôm chôm, nhãn, lúa…

[Bài 1] Heo khỏe, trại sạch nhờ công nghệ số

BÌNH DƯƠNG Khi dịch bệnh ngày càng khó lường, công nghệ số trở thành giải pháp then chốt giúp người chăn nuôi chủ động phòng dịch, giảm thiểu rủi ro và phát triển bền vững hơn.

Mùa sen trên quê Bác

NGHỆ AN Sen không chỉ tạo nên sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần đem lại cảnh quan môi trường.

Xã vùng biên mỗi năm 200 hộ thoát nghèo: Người trẻ nghĩ khác ở Lao Khô

SƠN LA Giữa đại ngàn Tây Bắc, nơi núi rừng Phiêng Khoài (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) tiếp giáp với nước bạn Lào có một bản nhỏ mang tên là Lao Khô.

Cơ hội việc làm ngành nông nghiệp rộng mở với sinh viên

THÁI NGUYÊN Tại ngày hội việc làm của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, trong khi chỉ có 300 sinh viên ra trường thì nhu cầu tuyển dụng từ doanh nghiệp lên tới 4.000 vị trí.

Bảo tồn, mở rộng sản xuất giống lúa nếp than

QUẢNG BÌNH Quảng Bình phục tráng được giống lúa nếp than và cung ứng giống cho nông dân để mở rộng sản xuất.

Cả bản nuôi cá dầm xanh, vươn lên làm giàu

THANH HÓA Bản Pượn, xã Trung Sơn (huyện Quan Hóa) có 39 hộ thì có tới 34 hộ nuôi cá dầm xanh. Nghề nuôi cá dầm xanh ở đây có công lớn của ông Hà Văn Khường.

Bình luận mới nhất