| Hotline: 0983.970.780

Con cá tầm âm thầm thay đổi cuộc sống người dân biên giới

Thứ Ba 12/07/2022 , 09:43 (GMT+7)

Ông Ngụy Văn Thành, xóm Bản Hoàng, xã Trường Hà, huyện biên giới Hà Quảng, Cao Bằng âm thầm xây dựng thành công mô hình nuôi cá tầm nước lạnh tại quê hương.

Mô hình nuôi cá tầm đem lại hiệu quả kinh tế cao của ông Ngụy Văn Thành, xóm Bản Hoàng, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng. Ảnh: Công Hải.

Mô hình nuôi cá tầm đem lại hiệu quả kinh tế cao của ông Ngụy Văn Thành, xóm Bản Hoàng, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng. Ảnh: Công Hải.

Là người dân tộc Nùng bản địa, sinh ra và lớn lên tại xóm Bản Hoàng, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, gia đình ông Thành quanh năm chỉ trồng ngô, lúa, chăn nuôi nhỏ lẻ. Dù có chí làm kinh tế nhưng bao năm ông vẫn không tìm được mô hình gì phù hợp ở địa phương mình.

Như một cơ duyên, năm 2010, ông được dự án khuyến nông cho tham gia trông coi mô hình nuôi thử nghiệm cá tầm ở địa phương. Sau vài năm trông coi, tìm hiểu kỹ về mô hình từ nhập giống, quy trình chăm sóc, làm bể, cho ăn, phòng bệnh nên năm 2016 ông đã mạnh dạn nuôi thử cá tầm ở 5 bể tông, mỗi bể 100 con.

Thời gian đầu, do còn yếu về kỹ thuật, cách phòng ngừa, điều trị các loại bệnh trên cá tầm nên cá chậm phát triển, thường xuyên bị các loại bệnh gây thiệt hại lớn. Không nản chí, ông Thành tiếp tục tìm hiểu về kỹ thuật, tìm về các địa chỉ cung cấp cá giống uy tín ở Lào Cai, Yên Bái để nhập về các giống cá tốt, đảm bảo chất lượng. Ông thường nhập loại cá nuôi được 1 - 2 tháng, dài 10 - 12cm, giá bán dao động khoảng 200.000 đồng/con.

Các loại cá ở từng lứa tuổi sẽ được thả riêng vào từng bể để có chế để chăm sóc riêng. Ảnh: Công Hải.

Các loại cá ở từng lứa tuổi sẽ được thả riêng vào từng bể để có chế để chăm sóc riêng. Ảnh: Công Hải.

Ông Thành cũng thường xuyên kiểm tra sức khỏe đàn cá, nếu có dấu hiệu bệnh tật sẽ gửi hình ảnh đến nơi nhập cá giống để có biên pháp xử lý kịp thời, không để bệnh lây lan ra cả đàn. Năm 2018, ông mạnh dạn vay vốn đầu tư xây 10 bể, mỗi bể rộng từ 20 - 50m3. Nước được ông dẫn từ thủy điện về nên luôn đảm bảo chảy điều hòa liên tục giúp cá phát triển tốt.

Dẫn chúng tôi đi thăm mô hình nuôi cá tầm nước lạnh, ông Thành chia sẻ: Tận dụng nguồn nước dồi dào từ thủy điện gần nhà, tôi quyết định đầu tư xây dựng bể nuôi cá tầm với quy mô lớn. Cá tầm là loài cá nước lạnh nên phải chú ý đến nguồn nước, nhiệt độ nước thích hợp nhất là dưới 22 độ C, chuẩn nhất là từ 17 - 18 độ C.

Nước được dẫn từ thủy điện về các bể, từ bể trên chảy xuống bể dưới, rồi lại chảy ra suối. Việc để nước chảy vào bể rồi lại chảy ra suốt ngày đêm như vậy rất quan trọng, bởi không chỉ giúp cho các bể cá luôn có lượng nước trong mát, mà còn tạo ôxy cho đàn cá sinh trưởng và phát triển.

Phải thường xuyên vệ sinh bể cá, theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của đàn cá ở từng bể nuôi. Khi phát hiện con cá nào còi cọc, chậm lớn hay có biểu hiện không bình thường là phải lọc ra, cho sang bể khác và có chế độ chăm sóc riêng.

Mỗi con cá tầm đến thời điểm thu hoạch nặng trung bình từ 3 - 4 kg, giá bán từ 230.000 - 250.000 đồng/kg. Ảnh: Công Hải.

Mỗi con cá tầm đến thời điểm thu hoạch nặng trung bình từ 3 - 4 kg, giá bán từ 230.000 - 250.000 đồng/kg. Ảnh: Công Hải.

Được cho ăn đủ dinh dưỡng lại sống trong môi trường sạch sẽ, đàn cá tầm của ông Thành cứ lớn dần theo ngày tháng. Để lúc nào cũng có cá tầm thịt bán ra thị trường, ông nuôi theo kiểu gối đầu, cứ cách từ 3 - 4 tháng, ông lại nhập cá giống về nuôi một lần.

Hiện nay, mỗi năm, mô hình cá tầm của ông Thành xuất bán được khoảng 3 - 4 tấn cá thương phẩm, với giá dao động từ 230.000 - 250.000 đồng/kg, thu lãi 300 - 400 triệu đồng/năm. 

Ông Triệu Văn Thuận, Chủ tịch UBND xã Trường Hà cho biết: Mô hình nuôi cá tầm của ông Thành là một mô hình mới. Cá tầm chăm sóc khó hơn các loại cá hay vật nuôi khác nhưng lại dễ bán cho các nhà hàng vì cá nuôi tự nhiên, sử dụng nguồn nước sạch.

Nếu kết hợp nuôi cá tầm gắn với phát triển du lịch tham quan Khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó, du lịch cộng đồng sẵn có ở địa phương sẽ giúp mô hình ngày càng phát triển. Đây sẽ là mô hình điểm nuôi cá nước lạnh để các hộ dân ở địa phương học tập theo để phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.