| Hotline: 0983.970.780

Trồng ngô ngọt, không bỏ đi thứ gì

Thứ Sáu 24/06/2022 , 13:04 (GMT+7)

CAO BẰNG So với trồng ngô lấy hạt truyền thống, ngô ngọt cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều. Thân, lá, vỏ bắp sau khi thu hoạch vẫn còn xanh tươi, làm thức ăn chăn nuôi.

Hợp tác xã Nông nghiệp Ba sạch Hưng Đạo thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan xuống kiểm tra ruộng ngô ngọt của người dân. Ảnh: Công Hải.

Hợp tác xã Nông nghiệp Ba sạch Hưng Đạo thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan xuống kiểm tra ruộng ngô ngọt của người dân. Ảnh: Công Hải.

Về xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa (Cao Bằng) đúng dịp bà con nông dân đang bắt đầu thu hoạch những lứa ngô đầu tiên. Trên các cánh đồng, nhà nhà đi bẻ ngô; xe máy, xe thồ, bao to bao nhỏ xếp hàng chờ hợp tác xã (HTX) đến thu mua. Không khí nhộn nhịp như một ngày hội, nắng nóng, mệt nhọc nhưng nét mặt ai cũng phấn khởi.

Ông Mông Văn Hiếu, xóm Quốc Dân, xã Phúc Sen chia sẻ: Những năm trước đây, gia đình ông chỉ trồng giống ngô địa phương để phục vụ chăn nuôi và một phần ít đem bán ngô hạt, hiệu quả kinh tế thấp. Năm nay, được HTX Nông nghiệp Ba sạch Hưng Đạo ứng trước giống, gia đình ông trồng thử 2.000 m2 ngô ngọt, dự kiến thu được khoảng 2 tấn ngô.

"Giống ngô này cây khỏe, chất lượng bắp tốt, nếu đất tốt sẽ cho vị ngọt cao. Đặc biệt, sản phẩm sau khi thu hoạch được HTX thu mua ngay tại ruộng, nông dân chẳng phải tốn công phơi khô, tách hạt. Cứ liên kết làm ăn như thế này thì thu nhập của nông dân chúng tôi chắc chắn sẽ khấm khá lên nhiều", ông Hiếu phấn khởi.

Người dân xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa thu hoạch ngô ngọt. Ảnh: Công Hải.

Người dân xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa thu hoạch ngô ngọt. Ảnh: Công Hải.

Ông Đàm Đình Đạo, Bí thư Đảng ủy xã Phúc Sen thông tin: Thực hiện liên kết sản xuất với HTX Nông nghiệp Ba sạch Hưng Đạo, vụ ngô xuân hè 2022, toàn xã trồng hơn 70 ha ngô ngọt ở tất cả các xóm. Hộ ít trồng 2.000 - 3.000 m2, hộ nhiều trồng 5.000 - 7.000 m2, mỗi ha cho thu hoạch gần 10 tấn. So với trồng ngô truyền thống đem lại hiệu quả gấp đôi. Ngoài thu mua bắp ngô, thân cây ngô cũng được thu hoạch hết để làm thức ăn chăn nuôi nên người dân không phải bỏ phí phần nào.

Tham gia mô hình trồng ngô ngọt, các hộ dân được hỗ trợ giống và vật tư đối ứng do người dân tự mua hoặc HTX cung cấp đảm bảo thực hiện theo quy trình kỹ thuật. Trước khi gieo trồng, các hộ dân tham gia mô hình đều được phổ biến quy trình sản xuất thâm canh ngô ngọt giống Thái Lan và được HTX Nông nghiệp Ba sạch Hưng Đạo ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với giá 3.700 đồng/kg ngô tươi sau thu hoạch.

Qua triển khai trồng thực tế cho thấy, giống ngô ngọt Thái Lan có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, bộ rễ khỏe, ít sâu bệnh. Thời gian sinh trưởng từ 75 - 80 ngày, cho bắp to, hạt màu vàng đẹp, thẳng hàng, vị trí đóng bắp thấp, lá bi xanh, vỏ hạt mỏng, chất lượng ăn ngon mềm và ngọt, rất thích hợp cho chế biến, năng suất trung bình của mô hình đạt hơn 3 tạ/sào (360m2). Đặc biệt, sau khi thu hoạch, thân lá vẫn còn xanh có thể tận dụng làm thức ăn cho gia súc.

Người dân huyện Quảng Hòa tập kết ngô ngọt chờ Hợp tác xã Nông nghiệp Ba sạch Hưng Đạo đến thu mua. Ảnh: Công Hải.

Người dân huyện Quảng Hòa tập kết ngô ngọt chờ Hợp tác xã Nông nghiệp Ba sạch Hưng Đạo đến thu mua. Ảnh: Công Hải.

Ông Lại Đức Thứ, Giám đốc HTX Nông nghiệp Ba sạch Hưng Đạo cho biết: Mô hình trồng ngô ngọt Thái Lan được HTX triển khai từ năm 2020 tại Thành phố Cao Bằng. Thấy hiệu quả, năm nay, đơn vị triển khai 100 ha tại các xã Phúc Sen, Quảng Hưng, Phi Hải (huyện Quảng Hòa). "Mục tiêu tới đây, chúng tôi sẽ liên kết trồng khoảng 300 ha ngô ngọt để đảm bảo 2.000 tấn nguyên cho đối tác sản xuất bán trong nước và xuất khẩu", ông Thứ nói.

Thời gian tới, HTX cũng sẽ phối hợp với các địa phương khuyến khích nông dân có kế hoạch mở rộng diện tích gieo trồng ngô ngọt trên các chân đất màu kém hiệu quả nhằm tăng vụ, tăng năng suất và thu nhập. HTX sẽ tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan cử cán bộ kỹ thuật về tập huấn, trực tiếp "cầm tay chỉ việc" để bà con thực hiện đúng kỹ thuật.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.