| Hotline: 0983.970.780

Chuyển đổi số trên nương chè: Minh bạch chất lượng để tăng giá trị

Thứ Hai 14/10/2024 , 07:00 (GMT+7)

THÁI NGUYÊN Kiểm soát chất lượng, minh bạch thông tin trên phần mềm quản lý chất lượng nông sản giúp bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và nâng cao năng lực cạnh tranh cho cây chè.

Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Thái Nguyên đề nghị các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh cần liên tục cập nhật trông tin trên phần mềm Quản lý chất lượng nông sản - Thái Nguyên. Ảnh: Quang Linh.

Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Thái Nguyên đề nghị các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh cần liên tục cập nhật trông tin trên phần mềm Quản lý chất lượng nông sản - Thái Nguyên. Ảnh: Quang Linh.

Tại Thái Nguyên, chè được xác định là cây trồng thế mạnh, trà là sản phẩm chủ lực. Bên cạnh những nông hộ, HTX sản xuất kinh doanh với công nghệ và quy trình tiên tiến, vẫn còn tồn tại một số cơ sở chế biến với thiết bị lạc hậu, cơ sở hạ tầng chắp vá, chất lượng chưa đảm bảo. Do đó, địa phương rất quan tâm tới công tác quản lý an toàn thực phẩm, nông sản để bảo vệ thương hiệu chè Thái Nguyên.

Trong đó, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai xây dựng phần mềm quản lý chất lượng nông sản Thái Nguyên với mục tiêu ứng dụng công nghệ số để quản lý quá trình sản xuất, chế biến, truy xuất nguồn gốc và tiêu thụ đối với các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng.

Từ năm 2023 đến nay, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Thái Nguyên đã tổ chức nhiều hội nghị, lớp tập huấn hướng dẫn cài đặt, sử dụng phần mềm cho cán bộ quản lý cấp huyện, xã và các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm.

Phần mềm đã cập nhật, theo dõi, quản lý 7.068 cơ sở (gồm 73 công ty/doanh nghiệp; 384 HTX; 6.612 hộ kinh doanh cá thể (trong đó có 433 tài khoản đã đăng ký sử dụng); 185 vùng sản xuất với tổng diện tích khoảng 1.326ha (chủ yếu vùng sản xuất chè); tạo lập 65 sổ nhật ký sản xuất

Bà Lê Thị Quỳnh Hương, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Thái Nguyên đánh giá, việc ứng dụng phần mềm trong quản lý sản xuất, chế biến sản phẩm chè đã giúp hỗ trợ và nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng nông sản trên địa bàn tỉnh. Dữ liệu được các cơ sở cập nhật định kỳ theo tháng, quý, năm; được kiểm tra, đối chiếu với các nguồn số liệu thống kê nhằm đảm bảo chính xác, tin cậy.

Thời gian tới, ngành nông nghiệp Thái Nguyên sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất về chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản.

Hiện nay, sản phẩm chế biến từ chè của tỉnh Thái Nguyên không chỉ được tiêu thụ tại thị trường trong nước mà còn xuất khẩu tới nhiều thị trường khó tính. Do đó, việc kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm, minh bạch thông tin trên phần mềm quản lý chất lượng nông sản không chỉ giúp đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, giúp các nhà cung cấp, doanh nghiệp tiếp cận được nhiều thị trường có yêu cầu khắt khe về nguồn gốc sản phẩm.

Quản lý chất lượng nghiêm ngặt, hiệu quả giúp nâng cao uy tín và giá trị ngành chè Thái Nguyên. Ảnh: Quang Linh.

Quản lý chất lượng nghiêm ngặt, hiệu quả giúp nâng cao uy tín và giá trị ngành chè Thái Nguyên. Ảnh: Quang Linh.

“Trong thời gian tới, Chi cục sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn các cơ sở sản xuất cập nhật tài khoản, thông tin sản phẩm. Đồng thời trong quá trình triển khai, vận hành khai thác phần mềm sẽ tiếp tục điều chỉnh, nâng cấp cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Từ đó, giúp các cơ quan quản lý nhà nước nắm được thông tin của các cơ sở để quản lý theo quy định và người tiêu dùng khi mua hàng cũng dễ dàng truy xuất được nguồn gốc nông sản với đầy đủ thông tin về sản phẩm”, bà Lê Thị Quỳnh Hương cho hay.

Chị Đào Thị Thức, Giám đốc HTX chè Nhật Thức (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) mong muốn cơ quan chức năng triển khai hiệu quả hơn nữa phần mềm quản lý chất lượng nông sản. Qua đó, tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh không trung thực để kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm, tạo sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Tăng cường công tác quản lý chất lượng để nâng cao uy tín cho ngành chè, nhưng lãnh đạo Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Thái Nguyên cũng nhấn mạnh sẽ không gây khó khăn và tạo thuận lợi tối đa trong hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh và nông dân. 

Ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên cũng phối hợp Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc hoàn thiện hồ sơ cấp mã số vùng trồng xuất khẩu cho 16 vùng trồng chè, 1 vùng trồng cây ăn quả trên hệ thống thông tin mã số vùng trồng; cập nhật dữ liệu, hình ảnh thực tế phục vụ thử nghiệm phần mềm nhận biết sinh vật gây hại trên cây trồng...

Xem thêm
Bí quyết nuôi ong theo mùa hoa tự nhiên

CẦN THƠ Để mật ong đa hương vị, anh Nguyễn Kim Trọng (34 tuổi, ở TP. Cần Thơ) đưa các thùng ong đến nhiều tỉnh theo mùa hoa tự nhiên: tràm, dừa, chôm chôm, nhãn, lúa…

[Bài 1] Heo khỏe, trại sạch nhờ công nghệ số

BÌNH DƯƠNG Khi dịch bệnh ngày càng khó lường, công nghệ số trở thành giải pháp then chốt giúp người chăn nuôi chủ động phòng dịch, giảm thiểu rủi ro và phát triển bền vững hơn.

Hơn 31.500 tấn vải tươi xuất khẩu qua cửa khẩu Lào Cai

Hải quan Cửa khẩu Lào Cai cho biết, tính đến 23/6, đã hoàn tất thủ tục thông quan hơn 31.500 tấn quả vải với tổng kim ngạch xuất khẩu 18,8 triệu USD.

Xã vùng biên mỗi năm 200 hộ thoát nghèo: Người trẻ nghĩ khác ở Lao Khô

SƠN LA Giữa đại ngàn Tây Bắc, nơi núi rừng Phiêng Khoài (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) tiếp giáp với nước bạn Lào có một bản nhỏ mang tên là Lao Khô.

Cơ hội việc làm ngành nông nghiệp rộng mở với sinh viên

THÁI NGUYÊN Tại ngày hội việc làm của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, trong khi chỉ có 300 sinh viên ra trường thì nhu cầu tuyển dụng từ doanh nghiệp lên tới 4.000 vị trí.

Cả bản nuôi cá dầm xanh, vươn lên làm giàu

THANH HÓA Bản Pượn, xã Trung Sơn (huyện Quan Hóa) có 39 hộ thì có tới 34 hộ nuôi cá dầm xanh. Nghề nuôi cá dầm xanh ở đây có công lớn của ông Hà Văn Khường.

Bảo vệ động vật hoang dã, ngăn tiếng kêu ai oán giữa rừng xanh

Sáng ngày 13/6, báo Pháp Luật TPHCM tổ chức tọa đàm ‘Bảo vệ động vật hoang dã nhìn từ luật pháp và lương tâm’ nhằm đưa ra giải pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng.

Bình luận mới nhất