| Hotline: 0983.970.780

Chất lượng nước trên hệ thống thủy lợi An Trạch đảm bảo sản xuất nông nghiệp

Thứ Năm 09/03/2023 , 17:53 (GMT+7)

Đây là nhận định của Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên tại bản tin dự báo chất lượng nước ngày 9/3.

Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên, kết quả quan trắc chất lượng nước trên hệ thống Vu Gia – Thu Bồn ngày 8/3 phục vụ lấy nước sản xuất vụ Đông Xuân năm 2023 tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng cho thấy, tại thời điểm quan trắc, các vị trí trạm bơm Miếu Ông và Túy Loan đều không bị nhiễm mặn, do đó có thể lấy nước để phục vụ tưới cho lúa. Riêng tại vị trí trạm bơm Tứ Câu do chưa xây dựng đập tạm ngăn mặn nên tại thời điểm quan trắc (13 giờ ngày 8/3/2023) độ mặn là 2‰.

Về chất lượng nước, tại các vị trí quan trắc chất lượng nước cho thấy, các chỉ tiêu quan trắc tại các vị trí đều nằm trong giới hạn cho phép để cấp nước tưới. Kết quả tính toán chỉ số chất lượng nước WQI tại các vị trí quan trắc giảm thấp hơn so với tuần trước, tuy nhiên vẫn đạt mức tốt, đảm bảo cho mục đích tưới tiêu cũng như các mục đích tương tự khác.

Lấy mẫu phân tích chất lượng nước trên hệ thống thủy lợi An Trạch. Ảnh: PV.

Lấy mẫu phân tích chất lượng nước trên hệ thống thủy lợi An Trạch. Ảnh: PV.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng lúa đang trong giai đoạn làm đòng. Hệ thống thủy lợi An Trạch đang vận hành theo đúng quy trình đã được phê duyệt.

Theo dự báo của Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên, chất lượng nước trong tuần tới (từ ngày 10/3-16/3) ở các điểm quan trắc đều đảm bảo yêu cầu chất lượng nước tưới cho nông nghiệp, riêng vị trí trạm bơm Tứ Câu (VT6) độ mặn có xu hướng gia tăng, có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng nước tưới cho cây lúa. Hiện tại cây lúa trong khu vực đang trong giai đoạn làm đòng cần nhiều nước để phát triển, do đó cần có phương án đảm bảo nước tưới. Trong quá trình vận hành hệ thống An Trạch các đơn vị liên quan cần chú ý:

Đối với Sở NN-PTNT Quảng Nam và TP Đà Nẵng cần quan tâm chỉ đạo Chi cục Thủy lợi và Công ty Khai thác thủy lợi theo dõi diễn biến xâm nhập mặn, chất lượng nước để chủ động điều chỉnh các giải pháp ứng phó kịp thời và hiệu quả nhằm cấp nước cho cây trồng vụ đông xuân.

Đối với Công ty TNHH MTV KHai thác công trình thủy lợi TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam cần quản lý chặt chẽ nguồn nước và đảm bảo tưới cho các diện tích trong hệ thống; chỉ đạo các đơn vị theo dõi diễn biến mực nước, bám sát lịch thủy triều, lịch vận hành xả nước của các nhà máy thủy điện cũng như diễn biến xâm nhập mặn để đưa ra phương án vận hành đảm bảo cấp nước an toàn cho vụ đông xuân. Thực hiện vận hành các đập dâng An Trạch, Hà Thanh, Bàu Nít và Thanh Quýt theo quy định tại khoản 1, Điều 26 của QTVH 1865/2019/QĐ-TTg để đảm bảo mực nước yêu cầu tại các trạm bơm trên hệ thống.

Đối với các nhà máy thủy điện, các chủ hồ vận hành các hồ tuân theo quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1865/2019/QĐ-TTg và Điều 28 Luật Thủy lợi nhằm hỗ trợ công tác phòng chống hạn hán xâm nhập mặn vùng hạ du. Trong quá trình vận hành cần có sự phối hợp vận hành giữa các nhà máy thủy điện có liên quan để đưa mực nước về Phụ lục III trong QTVH 1865/2019/QĐ-TTg.

Ngoài ra, các cơ quan liên quan cần liên tục cập nhật, thông tin thường xuyên về tình hình xâm nhập mặn và chất lượng nước để chủ động điều chỉnh các giải pháp ứng phó kịp thời và hiệu quả; hướng dẫn thực hiện các biện pháp giảm mặn, tưới tiết kiệm.

Hệ thống thủy lợi An Trạch là hệ thống thủy lợi liên tỉnh thuộc lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, bao gồm bốn đập dâng (An Trạch trên sông Yên, Bàu Nít trên sông Bàu Sấu, Hà Thanh trên sông Quá Giáng và Thanh Quýt trên sông La Thọ) và 10 trạm bơm điện phục vụ tưới cho 9.700 ha đất của tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng và cấp nước sinh hoạt với lưu lượng 350.000m3/ngày đêm.

Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

Báo động nguy cơ dịch bệnh do người dân vứt xác lợn ra môi trường

QUẢNG TRỊ Nhiều người dân tại các địa phương phía bắc tỉnh Quảng Trị vứt xác lợn chết vì dịch bệnh ra đồng.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Thiết bị VMS trục trặc, ngư dân lại than trời

Vĩnh Long Trong số 1.818 lượt tàu cá bị mất kết nối VMS của Vĩnh Long, có 378 lượt bị nhắc nhở, số còn lại không có dấu hiệu vi phạm hoặc do gặp sự cố như chìm tàu, cháy nổ.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất