| Hotline: 0983.970.780

Cánh đồng mẫu lớn thâm canh lúa cải tiến

Thứ Tư 12/04/2017 , 13:50 (GMT+7)

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Định tổ chức hội thảo mô hình cánh đồng mẫu lớn áp dụng phương pháp thâm canh lúa cải tiến (SRI) tại HTXNN Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn.

Mô hình trên được canh tác giống lúa VT-NA2, áp dụng phương pháp thâm canh lúa cải tiến được triển khai với quy mô 50ha, hơn 190 hộ nông dân tham gia.

16-17-07_img_8780
Mô hình cánh đồng mẫu lớn áp dụng phương pháp thâm canh lúa cải tiến (SRI) tại HTXNN Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn

Nông dân thực hiện gieo sạ với mật độ 50kg/ha, thấp hơn 50kg/ha so với giống ĐV 108 ở ruộng đối chứng, lượng thuốc BVTV ở ruộng mô hình giảm 6 triệu đồng/ha, lượng phân bón giảm gần 400.000 đồng/ha so với ruộng đối chứng ngoài mô hình. Bên cạnh đó, việc tưới nước theo phương pháp ướt khô xen kẻ đã góp phần tiết kiệm nước tưới hơn 1/4 lần so với ruộng ngoài mô hình.

Qua thăm đồng và đánh giá hiệu quả tại hội thảo cho thấy, việc sản xuất mô hình cánh đồng mẫu lớn áp dụng phương pháp thâm canh lúa cải tiến đem lại hiệu quả thiết thực. Tổng chi phí đầu tư cho 1ha ruộng trong mô hình thấp hơn gần 1,7 triệu đồng/ha, lợi nhuận trong ruộng mô hình SRI đạt 39,6 triệu đồng/ha, cao hơn 15,7 triệu đồng so với ruộng ngoài mô hình, năng suất lúa đạt 78 tạ/ha, cao hơn ruộng nông dân làm ngoài mô hình 4 tạ/ha.

Ngoài ra, việc canh tác theo quy trình SRI, nông dân giảm lượng phân bón và lượng nước tưới góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm tích tụ hóa chất độc hại trong nông sản, bảo vệ môi trường... Tưới nước theo quy trình giúp cây lúa đẻ nhánh tập trung, hạn chế đẻ nhánh vô hiệu, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng và chống đổ ngã, giảm phát thải khí nhà kính.

Xem thêm
Người chăn gà du mục và ước mơ thay đổi hình ảnh nông dân Việt

Sáng đó sương dâng ngập trời Tân Sơn, tôi lên núi chăn gà du mục để nghe Đức kể về ước mơ thay đổi hình ảnh 'cổ cày, vai bừa' của nông dân Việt.

Cải tiến an toàn sinh học trước các rủi ro mới

Cải tiến an toàn sinh học và truy xuất nguồn gốc, Dự án hướng đến ngành chăn nuôi lợn an toàn, minh bạch và phát triển bền vững trước các rủi ro sinh học mới.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Lan tỏa chuyển đổi số đến hợp tác xã lúa gạo ĐBSCL

CẦN THƠ Khóa đào tạo giảng viên nguồn về phần mềm quản lý sản xuất, kế toán và bán hàng cho HTX lúa ĐBSCL góp phần chuyển đổi số và phát triển chuỗi giá trị bền vững.

Biến vùng đất sâu, trũng thành 'vựa' cá Koi tiền tỷ

HẢI PHÒNG Từ bỏ lối canh tác truyền thống, anh Vũ Văn Quân táo bạo chuyển đổi sang nuôi cá Koi Nhật Bản kết hợp kinh tế tuần hoàn, tạo ra giá trị bất ngờ.

Vườn Quốc gia Vũ Quang - tương lai du lịch xanh

HÀ TĨNH Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành quyết định phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn Quốc gia Vũ Quang, giai đoạn 2025 - 2030.

Bình luận mới nhất