| Hotline: 0983.970.780

Cần giám sát nguồn nước xả thải trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch

Thứ Năm 09/07/2020 , 17:02 (GMT+7)

Đây là khuyến cáo của Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên tại bản tin ngày 9/7 về giám sát chất lượng nước trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch.

Theo bản tin giám sát, dự báo chất lượng nước hồ Tả Trạch và khu vực hạ du, phục vụ lấy nước sản xuất nông nghiệp cho khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế của Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên cho thấy, các mẫu quan trắc chất lượng nước tại khu vực Tả Trạch gồm 16 điểm quan trắc và 13 chỉ tiêu phân tích đầu tháng 7 thì chất lượng nước tốt hơn các đợt trước, chỉ riêng vị trí cống Thầy Niệm (VT5) và trạm bơm Thủy Thanh 2 (VT16) chất lượng nước kém hơn so với đợt quan trắc trước, tuy nhiên tại các vị trí đều đảm bảo yêu cầu cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Lấy mẫu phân tích chất lượng nước trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch.

Lấy mẫu phân tích chất lượng nước trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch.

Ngoài ra, theo kết quả quan trắc chỉ tiêu tổng chất rắn lơ lửng (TSS) tại 16 vị trí trạm bơm (từ VT1 đến VT16) cho thấy, tại cống Thầy Niệm có chỉ tiêu COD và BOD vượt giới hạn cho phép từ 1,33 và 1,38 lần. Tại 3 trạm bơm Thủy An, Thủy Châu 1 và Thủy Lương 2 có chỉ tiêu tổng chất rắn lơ lửng vượt quá giới hạn cho phép từ 1,21 đến 1,52 lần, các chỉ tiêu còn lại đảm bảo giới hạn cho phép.

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung bộ, trong tháng 7  tỉnh Thừa Thiên Huế thời tiết có nhiều ngày nắng nóng, nền nhiệt độ giữa tháng 7 cao hơn TBNN, lượng mưa thấp hơn TBNN. Về tình hình thủy văn, dòng chảy trên các sông biến đổi chậm, mực nước trung bình hầu hết các sông ở mức thấp hơn tháng trước.

Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên khuyến cáo, hiện nay trong khu vực giám sát chất lượng nước Tả Trạch, lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh, người dân đang bón thúc đòng, do đó trong quá trình lấy nước từ các trạm bơm để cấp nước cho SXNN cần có các biện pháp xử lý giảm thiểu lượng chất rắn lơ lửng trong nước. Đồng thời cần có biện pháp giám sát chặt chẽ nguồn nước xả thải từ các nhà máy, nước thải sinh hoạt, chăn nuôi để hạn chế ô nhiễm nguồn nước.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.