| Hotline: 0983.970.780

Cần Thơ sẽ là trung tâm nông nghiệp công nghệ cao của ĐBSCL

Thứ Năm 19/12/2024 , 08:13 (GMT+7)

Theo Quy hoạch phát triển Cần Thơ giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045, thành phố sẽ hình thành 7 khu nông nghiệp công nghệ cao và 2 khu chăn nuôi tập trung.

Sở NN-PTNT TP Cần Thơ vừa tổ chức hội thảo "Định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao của thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn 2045".

TP Cần Thơ - trung tâm kinh tế, xã hội của vùng ĐBSCL đang đẩy mạnh chiến lược phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Với tổng diện tích đất nông nghiệp hơn 114.168ha, sản xuất nông nghiệp của Thành phố đã đóng góp quan trọng vào nền kinh tế địa phương với sản lượng hàng năm đạt trên 1,3 triệu tấn lúa, 200.000 tấn trái cây, 220.000 tấn thủy sản và nhiều sản phẩm khác. Tuy nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, sự cạnh tranh thị trường và yêu cầu chất lượng ngày càng cao, việc chuyển đổi sang nông nghiệp công nghệ cao là yêu cầu tất yếu.

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại TP Cần Thơ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại TP Cần Thơ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Văn Sử, Giám đốc Sở NN-PTNT TP Cần Thơ cho biết: Cần Thơ có lợi thế về đất đai, khí hậu và nguồn nhân lực, nhưng để tận dụng được những tiềm năng này, Thành phố cần phải định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, không chỉ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất mà còn tạo ra giá trị gia tăng bền vững. Đặc biệt những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Cần Thơ đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ.

Toàn Thành phố có 95% diện tích lúa sử dụng giống chất lượng cao, đã hình thành 48.000ha chuyên canh lúa phát thải thấp, tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao của vùng ĐBSCL. Cơ giới hóa được áp dụng đồng bộ trong gieo sạ, chăm sóc và thu hoạch.

Vùng rau màu sản xuất an toàn có hơn 229ha được sản xuất trong nhà lưới, áp dụng tưới phun tự động và trồng thủy canh, cung ứng gần 28.400 tấn rau mỗi năm.

Cây ăn trái chuyên canh chất lượng cao đã hình thành vùng sản xuất tập trung đạt hơn 12.673ha, trong đó 2.848ha được cấp mã vùng trồng phục vụ xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản và Úc.

Thành phố hiện có 230 trang trại chăn nuôi áp dụng mô hình an toàn sinh học, sản xuất hơn 40.000 tấn thịt hơi mỗi năm.

Về nuôi trồng thủy sản, với diện tích hơn 10.000ha, sản lượng thủy sản của Cần Thơ đạt 200.000 tấn, trong đó 193ha áp dụng tiêu chuẩn VietGAP và ASC.

Theo Quy hoạch phát triển Cần Thơ giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045, Thành phố sẽ hình thành 7 khu nông nghiệp công nghệ cao và 2 khu chăn nuôi tập trung. Các khu này sẽ tập trung vào nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao, ứng dụng công nghệ gen, công nghệ sinh học và xây dựng quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Ngoài ra, Thành phố chú trọng phát triển các vùng sản xuất tập trung, tạo chuỗi giá trị nông sản từ trồng trọt, chăn nuôi đến chế biến và tiêu thụ, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.

Đến năm 2045, TP Cần Thơ phấn đấu trở thành trung tâm nông nghiệp công nghệ cao của vùng ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đến năm 2045, TP Cần Thơ phấn đấu trở thành trung tâm nông nghiệp công nghệ cao của vùng ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ứng dụng công nghệ số và tự động hóa, chủ yếu áp dụng công nghệ quản lý hiện đại, sản xuất thông  minh, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch, hình thành các sản phẩm du lịch sinh thái, nông nghiệp trải nghiệm dựa trên thế mạnh nông sản đặc trưng của địa phương. Liên kết doanh nghiệp và HTX nhằm tăng cường vai trò của các doanh nghiệp và HTX trong việc đầu tư, chuyển giao công nghệ và tạo thị trường tiêu thụ ổn định.

Ông Lê Minh Hùng, Giám đốc Công ty TNHH Nông nghiệp xanh Miền Tây (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) cho biết: “Chúng tôi đã đầu tư hệ thống nhà màng hiện đại và hệ thống tưới tiết kiệm cho sản xuất rau an toàn và trồng dưa lưới. Công nghệ cao giúp giảm chi phí, tăng năng suất và đáp ứng tốt hơn các yêu cầu xuất khẩu”.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Bình, Giám đốc HTX nông nghiệp Việt Thắng ở huyện Cờ Đỏ chia sẻ: Ứng dụng công nghệ trong sản xuất lúa không chỉ giúp giảm lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật mà còn tăng chất lượng gạo, đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế...

Đến năm 2045, TP Cần Thơ phấn đấu trở thành trung tâm nông nghiệp công nghệ cao của vùng ĐBSCL với nền nông nghiệp thông minh, tuần hoàn, thân thiện với môi trường. Các sản phẩm nông sản của Thành phố sẽ không chỉ đáp ứng thị trường trong nước mà còn khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Nông nghiệp công nghệ cao không chỉ là xu hướng mà còn là chìa khóa để Cần Thơ phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và vươn lên mạnh mẽ trong nền kinh tế hội nhập.

Xem thêm
Lời giải công nghiệp hóa ngành chăn nuôi: [Bài cuối] Cú hích tự động hóa mở lối chăn nuôi xanh

Với dây chuyền sản xuất tự động hóa hiện đại, tiết kiệm năng lượng tối đa, CPV Food Bình Phước đang mở lối cho ngành chăn nuôi xanh, hiệu quả và phát triển bền vững.

Liên tiếp phát hiện các ổ dịch tả lợn châu Phi ở Quảng Ngãi

Thời gian gần đây, dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp tại Quảng Ngãi với nhiều ổ dịch được phát hiện, hàng trăm con lợn buộc phải tiêu hủy.

Những nút thắt cần gỡ để ngành hàng trái cây vượt thách thức

TS Nguyễn Quốc Mạnh, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt và BVTV chỉ ra những thách thức trong phát triển cây ăn quả giai đoạn tới và giải pháp để vượt qua.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Thấp thỏm xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng dù tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lo ngại suy giảm nửa cuối năm do áp lực thuế quan từ Hoa Kỳ.

Phát triển ngành dược liệu An Giang theo hướng 'đất lành, thuốc quý, sinh kế xanh'

An Giang đang phát triển ngành dược liệu theo hướng bền vững, kết hợp bảo tồn, tạo sinh kế xanh và xây dựng chuỗi giá trị gắn du lịch với y học cổ truyền.

Bình luận mới nhất