| Hotline: 0983.970.780

Cải tạo đất bằng cây lạc dại

Thứ Hai 28/04/2008 , 13:00 (GMT+7)

Với mục tiêu tìm kiếm một loại cây trồng có nhiều đặc tính tốt, trong nhiều năm qua Viện KHKT Nông Lâm nghiệp các tỉnh miền núi phía Bắc đã nhập nội, tuyển chọn, xây dựng thành các mô hình thâm canh ở nhiều vùng sinh thái khác nhau giống lạc dại LD99, một loại cây che phủ đất đa tác dụng.

Cải tạo đất từ cây lạc dại
Theo Viện trưởng Lê Quốc Doanh thì lạc dại (Arachis pintoi) là cây họ đậu thuộc loại thân bò, sinh trưởng vô hạn, hoa có màu vàng tươi, hạt nhỏ (8-12mm x 4-6mm), màu nâu nhạt, rễ có nhiều nốt sần có khả năng cố định đạm từ nitơ khí trời rất tốt. Lạc dại dễ trồng, sinh trưởng, phát triển nhanh, có thể thích ứng với nhiều loại đất từ đất xấu bạc màu, nghèo dinh dưỡng, đất đồi núi dốc đến đất cát, đất chua mặn ven biển.

Lạc dại có khả năng chịu hạn tốt, chịu úng cao, có thể trồng được quanh năm, nhưng tốt nhất là mùa xuân và mùa thu với các tỉnh miền Bắc, mùa mưa với các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam. Lạc dại là cây đa tác dụng: có thể trồng thuần dạng đồng cỏ hoặc xen với các loại cỏ khác để vừa nhằm bảo vệ, cải tạo đất trống đồi núi trọc rất tốt (có khả năng cố định đạm từ 200-300kg N/ha/năm hoặc với lượng chất xanh có thể cung cấp cho đất mỗi năm 595kg N/ha, 140kg P2O5/ha và 200kg K2O/ha), vừa cắt chất xanh làm phân xanh hay làm thức ăn cho chăn nuôi gia súc như trâu, bò, dê, cá… với khối lượng bình quân 150 tấn chất xanh/ha/năm (vì trong thân, lá có hàm lượng đạm rất cao, từ 2,5-3%N) hoặc trồng xen che phủ ở các vườn cây ăn quả, trồng che phủ thành các băng chống xói mòn trên vùng đất dốc cho các loại cây ngắn ngày (ngô, đậu). Lạc dại luôn luôn xanh tốt, ra hoa màu vàng quanh năm nên có thể trồng làm thảm trang trí ở các công viên, đường phố, công sở… vừa có tác dụng tạo cảnh quan đẹp, vừa để bảo vệ môi trường sinh thái rất tốt.

Thăm mô hình trồng xen lạc dại trong đồi mận của gia đình bác Trần Công Tuấn ở thị trấn nông trường Mộc Châu, Sơn La, chúng tôi thấy một màu xanh mát mắt dưới những cây mận đang nở hoa trắng xóa hứa hẹn một mùa quả bội thu. Bác Tuấn phấn khởi cho biết: Gia đình mới trồng thử 3 năm, đầu tư chi phí không đáng kể nhưng cho kết quả rất tốt. Cây lạc dại sinh trưởng nhanh, giữ ẩm, chống rửa trôi và xói mòn đất. Nhờ có lạc dại mà bác đỡ công làm cỏ, tưới nước, phân bón cũng tiết kiệm hơn nhiều so với trước đến gần một nửa nhưng sản lượng thu hoạch năm vừa rồi vẫn tăng cao hơn so với mọi năm, mã quả đẹp nên giá bán cao hơn.

Chị Hoàng Thị Thu ở xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn cho hay: Nhờ có lạc dại trồng xen trong các nương ngô mà đất được giữ ẩm tốt, không bị xói mòn, rửa trôi như trước, đỡ được công làm cỏ và cuối cùng là sản lượng ngô thu hoạch được nhiều hơn so với trước. Nhiều gia đình đã bắt đầu noi theo gia đình chị đưa cây lạc dại vào trồng xen trên các nương đồi dốc nhằm bảo vệ và cải tạo đất theo khuyến cáo của các nhà khoa học. TS. Lê Quốc Doanh nói thêm: Với những diện tích đất bạc màu qua nhiều năm không trồng được cây gì khác ngoài cỏ dại thì nhờ trồng lạc dại phủ đất mà chỉ 2-3 năm sau lượng mùn trong đất đã tăng lên, đất tốt hơn, tơi xốp hơn, độ ẩm cao hơn do đó bà con đã có thể đưa vào canh tác nhiều loại cây trồng mang lại nguồn thu nhập đáng kể.

Nói về cách trồng giống lạc dại LD99 này, KS. Nguyễn Doãn Dũng khuyến cáo:

- Chuẩn bị hom giống: Cắt sát gốc khi cây đang ở giai đoạn bánh tẻ, lá bắt đầu chuyển sang màu hơi vàng, cao 30-40cm.

- Chuẩn bị đất trồng: Phát, xới sạch cỏ dại đem tủ vào gốc cây ăn quả, dùng cuốc xẻ rãnh sâu 20-25cm, hàng cách nhau 25-30cm. Với những nơi đất dốc nên trồng theo đường đồng mức hoặc theo từng băng rộng, hẹp tùy địa hình để có tác dụng chống xói mòn cho đất. Trồng cách gốc cây ăn quả khoảng 50-100cm.

- Trồng theo lối áp tường, mỗi cụm gồm 2-3 hom cành cách nhau 10-15cm. Lấp đất kỹ, dện chặt cho nhanh bén rễ. Nếu có điều kiện thì tưới nhẹ vừa đủ ẩm.

- Chăm sóc: Sau trồng 25-30 ngày cây lạc bắt đầu bén rễ, nẩy chồi, lúc này nên nhổ cỏ cho lạc dại bằng tay để tránh bật gốc, chết cây. Với những nơi trồng thuần thành đồng cỏ thì sau khoảng 3-4 tháng có thể cắt cây để làm giống nhân rộng ra hoặc làm phân xanh, làm thức ăn cho gia súc. Cắt xong, làm cỏ, xới đất cho tơi xốp và tưới đủ ẩm cho cây tiếp tục sinh trưởng, phát triển cho các lứa cắt tiếp theo.

Xem thêm
Chăn nuôi Thái Nguyên nổi bật nhờ công nghệ: [Bài 2] Xây dựng chuỗi liên kết sâu

THÁI NGUYÊN Chăn nuôi theo chuỗi liên kết sâu không chỉ quản lý chặt chẽ con giống, dịch bệnh đến khi xuất chuồng mà còn giúp người dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại.

Người đàn ông tử vong sau hai lần bị chó cắn

BÀ RỊA - VŨNG TÀU Một người đàn ông 48 tuổi ở thành phố Phú Mỹ tử vong với các dấu hiệu nghi mắc bệnh dại, sau hai lần bị chó cắn nhưng không tiêm phòng.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Đồng Tháp tập huấn về AI cho cán bộ và người dân

Đồng Tháp tổ chức tập huấn AI nhằm nâng cao nhận thức chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh.

Cá cam, cá nhụ bốn râu mở cơ hội đa dạng hóa đối tượng nuôi biển

Cá cam hướng tới mô hình nuôi lồng trên biển, cá nhụ bốn râu thích hợp mô hình ao nước lợ khu vực ven biển và khu vực nuôi tôm nước lợ kém hiệu quả.

Cứu hộ cá thể gấu ngựa gần 20 tuổi

HẢI PHÒNG Vừa qua, Tổ chức Động vật Châu Á và Chi cục Trồng trọt và Kiểm lâm Hải Phòng cứu hộ thành công một cá thể gấu ngựa gần 20 tuổi do người dân nuôi.