| Hotline: 0983.970.780

Các loài cá siêu đen sống ở nơi sâu nhất đại dương được giải mã

Thứ Sáu 17/07/2020 , 13:20 (GMT+7)

Các loài cá siêu đen này dùng màu sắc để sinh tồn trong thế giới cá lớn nuốt cá bé ở những vùng nước sâu nhất thế giới.

Các nhà khoa học đang dần làm sáng tỏ về những loài cá siêu đen này, ví dụ như Cá răng nhanh, Cá rồng đen Thái Bình Dương, Cá cần câu, Cá tham ăn. Họ cho rằng, chúng đã biến đổi hình dáng, kích thước và đặc biệt là màu sắc để có thể sinh tồn ở đáy biển sâu. Trong đó, các sắc tố da trên những con cá này có thể hấp thụ đến 99,5% ánh sáng chiếu vào chúng.

Theo Reuters, các chuyên gia xác định được 16 loài cá siêu đen và chia chúng thành 6 nhóm lớn với các tiến hóa riêng biệt.

Nhà động vật học Karen Osborn ở Bảo tàng lịch sử tự nhiên Quốc gia, thuộc Viện Smithsonian, Mỹ cho biết: "Ở vùng biển sâu và rộng mênh mông không nơi ẩn náu nhưng đầy rẫy những kẻ đi săn, cách duy nhất để các loài vật tồn tại là hòa mình vào không gian".

Mặc dù rất ít ánh sáng tự nhiên có thể chiếu xuyên qua được 200m nước biển nhưng một số loài cá sống ở độ sâu đến 5.000m. Ở môi trường đó, phát quang sinh học từ các sinh vật sống là nguồn sáng duy nhất. Ngoài việc mang màu sắc siêu đen, một số loài còn phát sáng để dụ con mồi đến gần, ví dụ như Cá cần câu.

Da của những loài cá này là một trong những vật liệu đen nhất Trái đất, thậm chí khi ánh sáng mạnh chiếu vào chúng vẫn có khả năng hấp thụ gần như hoàn toàn và nhìn không khác gì một cái bóng. Osborn đã phát hiện ra điều này khi cố gắng chụp ảnh các loài cá nói trên khi đưa được chúng lên mặt nước.

Các sắc tố hấp thụ ánh sáng melanin được bố trí bất thường trong da của những loài cá siêu đen này. Chúng được "đóng gói" một cách hoàn hảo trong các tế vào da, tạo thành các lớp liên tục và chặt chẽ trong da cá. Khi đó, ánh sáng chiếu vào con cá sẽ không bị lớp này thì sẽ bị lớp khác hấp thụ, không thể phản xạ.

Osborn nói: "Từ nghiên cứu này, có thể áp dụng cơ chế để tạo ra các vật liệu siêu đen mới, ứng dụng trong quang học công nghệ cao hoặc ngụy trang trong đêm tối.

Nguồn: Reuters

Xem thêm
Nuôi cầy hương nếu chủ quan rất dễ trắng tay

Việc chăm sóc cầy hương không khó, nhưng nếu người nuôi không có niềm say mê, kiến thức, thậm chí chỉ cần lơ là, chủ quan là rất dễ trắng tay.

Tỷ lệ phủ vacxin đàn vật nuôi tối thiểu 80% mới phát huy hiệu quả

An Giang đang tăng cường giám sát dịch bệnh, khẩn trương tiêm phòng bệnh nguy hiểm, bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được vacxin bảo vệ.

Hành trình từ đất dốc đến những mùa quả ngọt: [Bài 2] 'Cây đổi đời' của người Mai Sơn

SƠN LA Diện tích và sản lượng cây na trên đất Mai Sơn đã tăng gần gấp đôi sau 6 năm, từ hơn 400ha nay đã gần 800ha.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

‘Cha đẻ’ của những giống cà phê chủ lực

Trải qua hơn 40 năm nghiên cứu, WASI đã chọn tạo ra nhiều giống cà phê chủ lực phục vụ trồng và tái canh cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên.

Xanh lại những rừng lim xanh

THANH HÓA Dự án JICA2 đã trồng 591ha cây lim xanh, góp phần bảo tồn nguồn gen quý hiếm, tăng độ che phủ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu.