| Hotline: 0983.970.780

Bón DAP Đình Vũ cho cây cam sau thu hoạch

Thứ Ba 26/11/2019 , 09:32 (GMT+7)

Một trong những vựa cam lớn nhất miền Bắc là Cao Phong (Hòa Bình) đang bước vào thu hoạch chính vụ.

Sau thu hoạch việc chăm sóc, bón phân cho cây cam quyết định tới năng suất, chất lượng cho vụ sau.

10-21-28_cm_co_phong
Phân bón DAP Đình Vũ phù hợp để cải tạo, khôi phục, kiến thiết cho cây cam, nhất là sau các vụ thu hoạch.

Mục tiêu bón phân sau thu hoạch là để dưỡng cây, lượng phân bón từ 0,5 - 3 kg/cây, tùy vào loại đất trồng, năng suất cho quả cũng như độ tuổi của cây mà bà con sẽ điều khiển lượng phân bón sao cho hợp lý. Theo các kết quả nghiên cứu, trung bình 1 tấn quả cam lấy đi trong đất: 1,7kg N; 0,5kg P205; 3,2kg K và các chất trung, vi lượng.

Trước khi bón, bà con nông dân đào đất xung quanh ngoài mép tán cây tạo thành vành khuyên sâu 15 - 20 cm, rộng từ 30 - 40 cm với mục đích là để làm đứt bộ rễ tơ cũ, đồng thời kích thích cây ra bộ rễ tơ mới, giúp cây hút chất dinh dưỡng tốt hơn, mạnh hơn.

Khi đã cuốc tạo vành khuyên xong phơi đất khoảng 3 ngày nếu trời nắng, cũng có thể phơi từ 7 - 10 ngày. Sau đó mới bắt đầu bón phân, bà con trộn đều phân bón cùng với đất đã đào lên phơi trước đó rồi lấp lại.

Đất trồng cam thích hợp có tầng canh tác dày, tơi xốp, thoát nước, có tính kiềm pH từ 5,5 - 6,5. Khi độ chua của đất pH thấp hơn 5,5 bộ rễ sẽ bị Fe, Al gây độc hại, cây dễ bị thiếu các yếu tố dinh dưỡng như: Ca, Mg, P  và Mo, hoạt tính của các vi sinh vật đất cũng bị giảm thấp.

Do yêu cầu đất đai, dinh dưỡng và đặc tính của cây như trên, nên nhiều vùng trồng cam tập trung đã chọn phân bón phức hợp DAP Đình Vũ để bón rất hiệu quả.

Trong nhiều năm qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hòa Bình phối hợp với Công ty cổ phần DAP-VINACHEM (thương hiệu phân bón DAP Đình Vũ) tổ chức mô hình trình diễn sử dụng phân bón phức hợp DAP Đình Vũ cho cây cam tại huyện Cao Phong. 

Kết quả các mô hình đều cho thấy, vườn cam sử dụng phân bón DAP cây Cam sinh trưởng phát triển tốt, bộ rễ to khỏe, lá dầy, chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh.

Trong thời gian chăm sóc, bón phân cho cây cam từ tháng 2 cho tới tháng 8, số đợt lộc cây cam trong mô hình sử dụng DAP Đình Vũ ra 4 đợt lộc còn đợt lộc ở mô hình đối chứng là 3 đợt (ít hơn 1 đợt).

Ngoài ra, chiều dài trung bình các đợt lộc của cây cam trong mô hình sử dụng DAP Đình Vũ dài hơn so với đối chứng khoảng 2,1cm. Bên cạnh đó các chỉ tiêu như chiều cao cây, đường kính tán, đường kính gốc của cây cam trong mô hình đều cao hơn so với đối chứng.

Vườn cam phục hồi 7 năm tuổi của hộ ông Phạm Văn Cường ở Cao Phong tỷ lệ ra hoa kết trái đạt kết quả rất cao (khoảng 96%). Bộ lá xanh, dày, cứng cáp không bị sâu bệnh. Trái phát triển đồng đều từ trong ra ngoài, vỏ mỏng. Sản lượng thu hoạch dự kiến khoảng 18 - 20 tấn/ha.

10-21-28_cm_co_phong_3
 

Đặc biệt, chi phí mua phân DAP Đình Vũ thấp hơn so với mua đạm, lân, kali đơn bón cho cây cam là 1.980.000 đồng/ha (1 ha 450 cây) trong khi đó các chỉ tiêu sinh trưởng trong mô hình vượt trội hơn so với đối chứng.

Qua kết quả thực hiện mô hình sử dụng phân DAP Đình Vũ cho cây cam V2 thời kỳ cây con tại thị trấn Cao Phong, Trung tâm Khuyến nông Hòa Bình kết luận, DAP Đình Vũ phù hợp với cây cam và đồng đất của địa phương, giảm bớt chi phí vận chuyển, sử dụng bón cho cây gọn nhẹ hơn so với bón phân đơn.

Bên cạnh đó, DAP Đình Vũ là phân bón trung tính, tan chậm hạn chế quá trình thất thoát phân bón giúp cây trồng hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng. Hàm lượng dinh dưỡng cao, ít tạp chất, hạn chế việc chai cứng đất và thoái hóa đất trồng.

Sử dụng phân DAP Đình Vũ bước đầu cho thấy tình hình sinh trưởng của cây cam có phần tốt hơn so với bón các loại phân bón khác. Chi phí đầu tư mua DAP Đình Vũ bón cho cây cam thấp hơn so với đối chứng gần 2 triệu đồng/ha.

Phân DAP Đình Vũ có hàm lượng dinh dưỡng cao tốp đầu thị trường phân bón sản xuất trong nước hiện nay. Ngoài vùng cam Cao Phong (Hòa Bình), phân DAP Đình Vũ còn được người trồng cam tại nhiều vùng khác tin dùng như Bắc Quang (Hà Giang), Hàm Yên (Tuyên Quang), Văn Giang (Hưng Yên), Yên Thế (Bắc Giang), Phủ Quỳ (Nghệ An)...

 

Xem thêm
Cho ăn thảo dược, ngựa bạch Sìn Hồ nuôi không kịp bán

LAI CHÂU Về cao nguyên Sìn Hồ, tận thấy những đàn ngựa bạch khỏe khoắn, chạy như bay trên đồng cỏ. Có được như vậy là nhờ cách chăm sóc ngựa đặc biệt của người nuôi.

Phát hiện bệnh dại, địa phương tổ chức truy bắt chó thả rông

QUẢNG NGÃI Sau khi phát hiện 2 con chó dương tính với bệnh dại, xã Ia Tơi (tỉnh Quảng Ngãi) đã hướng dẫn người dân tiêm phòng và triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất